Nghị định số 35/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được Chính phủ đã ban hành ngày 29/03/2021, . Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu nội dung của Nghị định này.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 35/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 29/03/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đã biết | Số công báo: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Tóm tắt nội dung
Quy mô đầu tư đối với các dự án PPP
Theo đó, quy mô tổng mức đầu tư đối với các dự án PPP trong các lĩnh vực được quy định cụ thể như sau:
- Từ 1.500 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực giao thông vận tải (gồm đường bộ; đường sắt; đường thủy nội địa; hàng hải; hàng không).
- Từ 1.500 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực lưới điện, nhà máy điện; riêng dự án thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo có tổng mức đầu tư từ 500 tỷ đồng trở lên.
- Từ 200 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực thủy lợi; cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải.
- Từ 100 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực y tế (gồm có cơ sở khám chữa bệnh; y tế dự phòng; kiểm nghiệm).
- Từ 100 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực giáo dục – đào tạo (gồm cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục – đào tạo và giáo dục nghề nghiệp).
- Từ 200 tỷ đồng trở lên đối với dự án lĩnh vực hạ tầng công nghệ thông tin (gồm có như hạ tầng thông tin số, hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và nhà nước; …).
Nghị định 35/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 29/3/2021 (riêng quy định tại Điều 90 có hiệu lực từ 01/10/2019) và bãi bỏ Nghị định 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018.
Mời bạn đọc xem thêm: Dự án đầu tư là gì? Đặc trưng và phân loại dự án đầu tư.
Xem trước và tải xuống
Câu hỏi thường gặp
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là Luật PPP) về lĩnh vực đầu tư, quy mô dự án PPP; Hội đồng thẩm định dự án PPP; các nội dung trong chuẩn bị dự án PPP; lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP; xác nhận hoàn thành và chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; chấm dứt hợp đồng dự án PPP; xử lý tình huống, xử lý vi phạm trong đầu tư theo phương thức PPP.
Hội đồng thẩm định liên ngành bao gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các bộ và cơ quan liên quan.
1. Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP
2. Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án PPP
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0936128102.