Ngày 04/10/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài. Vậy Nghị định này quy định những nội dung nào? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay sau đây.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 139/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/10/2016 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đã biết | Số công báo: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Tóm tắt nội dung
Người nộp lệ phí môn bài
Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp lệ phí môn bài (trừ trường hợp miễn lệ phí môn bài) gồm:
• Doanh nghiệp;
• Tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã;
• Đơn vị sự nghiệp;
• Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
• Tổ chức khác sản xuất, kinh doanh;
• Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức trên.
• Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh.
Miễn lệ phí môn bài
Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài được Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định như sau:
• Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống hoặc sản xuất, kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định hoặc sản xuất muối.
• Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
• Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí.
• Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
• Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi.
Mức thu phí môn bài
Mức thu phí môn bài đối với tổ chức như sau:
• 3 triệu đồng/năm đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng.
• 2 triệu đồng/năm đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống.
• 1 triệu đồng/năm đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác.
Mức thu phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình như sau:
• 1 triệu đồng/năm nếu có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm.
• 500.000 đồng/năm nếu có doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm.
• 300.000 đồng/năm nếu có doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm.
Nghị định 139/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2017.
Xem trước và tải xuống
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là có. Căn cứ vào khoản 3 Điều 4 của Nghị định 139/2016/NĐ-CP: “Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.” Vậy hộ gia đình mới thành lập vào 6 tháng cuối năm, tức là tháng 10, vẫn phải đóng lệ phí môn bài nhưng chỉ cần đóng 50% mức phí cả năm.
Câu trả lời là không. Được biết lệ phí môn bài được tính theo mức vốn điều lệ, nên nếu có sự thay đổi mức vốn điều lệ thì mức lệ phí môn bài cũng sẽ được thay đổi. Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP: “Tổ chức quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.” Như vậy, mức lệ phí môn bài sẽ căn cứ vào vốn điều lệ của năm liền trước năm tính lệ phí nếu có sự thay đổi vốn điều lệ, tức là căn cứ vào tổng vốn điều lệ của năm 2019. Nên nếu có sự thay đổi vốn điều lệ vào tháng 01/2020 thì mức lệ phí môn bài năm 2020 không có sự thay đổi.
Căn cứ theo quy định ở điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP: “Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.” Vậy trong trường hợp này, người nộp lệ phí hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Hà Nội muốn nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh của mình ở Bắc Giang thì phải tiến hành nộp lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh ở Bắc GIang
Câu trả lời là không. Căn cứ vào khoản 7 Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP: “Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc”, chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân thành lập tại địa bàn miền núi thuộc trường hợp được miễn lệ phí môn bài. Hà Giang được coi là tỉnh vùng cao (căn cứ vào Quyết định 64/UB-QĐ), tức là thuộc địa bàn vùng núi. Vậy khi doanh nghiệp tư nhân thành lập chi nhánh ở Hà Giang thì không cần đóng lệ phí môn bài cho chi nhánh.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Nghị định số 139/2016/NĐ-CP. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0936128102.