Luật khác

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Luật khác
  4. Văn bản
  5. Luật An toàn thực phẩm năm 2010

Luật An toàn thực phẩm năm 2010

Luật An toàn thực phẩm năm 2010 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua vào ngày 17/06/2010. Văn bản này có hiệu lực từ ngày 01/07/2011.

Tóm tắt nội dung

Số hiệu:55/2010/QH12Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành:17/06/2010Ngày hiệu lực:01/07/2011
Ngày công báo:25/09/2010Số công báo:Từ số 564 đến số 565
Tình trạng:Còn hiệu lực
Luật An toàn thực phẩm năm 2010

Phạm vi điều chỉnh

Tại Điều 2 Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Hiệu lực thi hành

Về hiệu lực thi hành. Điều 71 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định:

  • Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
  • Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Nội dung chính

Nội dung Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về nguyên tắc quản lí an toàn thực phẩm trong đó quy định trách nhiệm trước tiên về an toàn đối với thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, đồng thời phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành và phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Xem trước và tải xuống Luật An toàn thực phẩm năm 2010

Về xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm

Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định rõ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Mức phạt tiền đối với vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm. Đây là quy định hoàn toàn mới so với Pháp lệnh, theo đó, các loại thực phẩm phải đáp ứng đủ hai điều kiện lớn: các điều kiện chung về bảo đảm an toàn và những điều kiện riêng về bảo đảm an toàn tùy theo loại thực phẩm.

Mời xem thêm bài viết Quy trình xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào phải được phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm?

Theo quy định tại Điều 49 Luật An toàn thực phẩm năm 2010; đối tượng phải được phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm gồm:
– Thực phẩm có tỷ lệ gây ngộ độc cao.
– Thực phẩm có kết quả lấy mẫu để giám sát cho thấy tỷ lệ vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm ở mức cao.
– Môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị nghi ngờ gây ô nhiễm.
– Thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân tích nguy cơ theo yêu cầu quản lý.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố là gì?

Theo quy định tại Điều 31 Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố là:
Thứ nhất, phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm.
Thứ hai, phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố.

Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là cơ quan nào?

Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010 là:
Bộ trưởng Bộ Y tế; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp; thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Sự cố về an toàn thực phẩm là gì?

Là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung bài tư vấn về Luật An toàn thực phẩm năm 2010.

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Mọi thắc mắc cần sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn của Luật sư X, mời quý khách liên hệ đến hotline 0936.128.102

 

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tags , ,

How can we help?