Luật khác

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Luật khác
  4. Văn bản
  5. Luật Dược 2016

Luật Dược 2016

Luật Dược năm 2016 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016; có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Vậy nội dung chính của luật này gồm những gì? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:105/2016/QH13Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành:06/04/2016Ngày hiệu lực:01/01/2017
Ngày công báo:20/05/2016Số công báo:Từ số 343 đến số 344
Tình trạng:Còn hiệu lực

Mời bạn đọc xem thêm bài viết Thủ tục mở quầy thuốc tư nhân hiện nay

Tóm tắt nội dung

Luật Dược 2016 quy định về chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược; hành nghề dược; kinh doanh dược; đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc; dược liệu và thuốc cổ truyền; đơn thuốc và sử dụng thuốc; thông tin thuốc, cảnh giác dược và quảng cáo thuốc;…

Hành nghề dược

Luật Dược 2016 quy định các vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược gồm:

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
  • Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
  • Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở KCB.

Kinh doanh dược

Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, theo quy định của Luật Dược số 105/2016/QH13:

  • Chấm dứt hoạt động kinh doanh dược.
  • Không đáp ứng một trong các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại Điều 33 và Điều 34 Luật Dược.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược được cấp nhưng không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật.
  • Không hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về dược.

Đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc

Thuốc lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Đạt tiêu chuẩn chất lượng và bảo đảm về an toàn, hiệu quả;
  • Đáp ứng yêu cầu về nhãn thuốc tại Điều 61 Luật về Dược và pháp luật liên quan;
  • Vật liệu bao bì và dạng đóng gói phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng thuốc.

Dược liệu và thuốc cổ truyền

Theo Luật Dược năm 2016, cơ sở khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được chế biến, bào chế, bốc thuốc cổ truyền theo bài thuốc, đơn thuốc để sử dụng và bán lẻ theo đơn tại chính cơ sở đó.

Thông tin thuốc, cảnh giác dược và quảng cáo thuốc

  • Thông tin cho người hành nghề KCB bao gồm tên thuốc, thành phần, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng,…
  • Thông tin cho người sử dụng thuốc bao gồm tên thuốc, công dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng và vấn đề cần lưu ý;
  • Thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về dược bao gồm thông tin cập nhật về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc.

Quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng và việc kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc

Luật Dược quy định: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc bao gồm quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc và phương pháp kiểm nghiệm chung được quy định trong Dược điển Việt Nam.

Việc áp dụng phương pháp kiểm nghiệm trong từng chuyên luận của thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc được ghi trong Dược điển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện áp dụng.

Xem trước và tải xuống Luật Dược 2016 tại đây

Câu hỏi thường gặp

Dược liệu giả là gì?

Dược liệu giả là dược liệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Không đúng loài, bộ phận hoặc nguồn gốc được cơ sở kinh doanh cố ý ghi trên nhãn hoặc ghi trong tài liệu kèm theo.
– Bị cố ý trộn lẫn hoặc thay thế bằng thành phần không phải là dược liệu ghi trên nhãn; dược liệu bị cố ý chiết xuất hoạt chất.
– Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.

Điều kiện đối với thuốc được quảng cáo là gì?

– Thuộc Danh mục thuốc không kê đơn.
– Không thuộc trường hợp hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc theo khuyến cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Giấy đăng ký lưu hành thuốc còn thời hạn hiệu lực tại Việt Nam.

Quy hoạch phát triển công nghiệp dược là gì?

Quy hoạch phát triển công nghiệp dược bao gồm các quy hoạch về sản xuất, phân phối, bảo quản, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, phát triển nguồn dược liệu làm thuốc và vùng nuôi trồng dược liệu.

Thẩm quyền cấp, cấp lại, Điều chỉnh nội dung, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược là cơ quan nào? Hình thức cấp?

– Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, Điều chỉnh nội dung, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức xét duyệt.
– Bộ Y tế cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung Luật Dược năm 2016. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0936.128.102.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tags , ,

How can we help?