Luật khác

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Luật khác
  4. Văn bản
  5. Luật Tiếp cận thông tin 2016

Luật Tiếp cận thông tin 2016

Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định không chỉ về quyền tiếp cận thông tin mà xong quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện quyền của công dân. Để tải xuống Luật Tiếp cận thông tin mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật Sư X.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:104/2016/QH13Ngày hiệu lực:01/07/2018
Loại văn bản:LuậtNgày công báo:Đã biết
Nơi ban hành:Quốc hộiSố công báo:Đã biết
Người ký:Nguyễn Thị Kim NgânTình trạng:Còn hiệu lực
Ngày ban hành:06/04/2016
Tình trạng pháp lý của Luật Tiếp cận thông tin 2016

Xem trước và tải xuống

Quyền tiếp cận thông tin của công dân

Theo quy định tại điều 17 Luật Tiếp cận thông tin. Thông tin phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, cụ thể:

  • Văn bản quy phạm pháp luật; ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước.
  • Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước.
  • Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước.
  • Thông tin về danh mục dự án, chương trình và kết quả thực hiện đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, các nguồn vốn vay.
  • Báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học.
  • Thông tin về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
  • Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các công việc của Nhân dân; nội quy, quy chế do cơ quan nhà nước ban hành.
  • Thông tin liên quan đến lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng.
  • Thông tin về thuế, phí, lệ phí.
  • Thông tin khác phải được công khai theo quy định của pháp luật.

Bạn đọc quan tâm, mời tham khảo bài viết dưới đây:

Trách nhiệm đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước

Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định rõ trách nhiệm đảm bảo thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân. Để công dân thực hiện được quyền tiếp tận thông tin của mình, cơ quan nhà nước phải có tách nhiệm công bố thông tin. Cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan như sau:

  • Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra và thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
  • Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia tạo ra và thông tin do mình tạo ra.
  • Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do Chủ tịch nước tạo ra và thông tin do mình tạo ra.
  • Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm cung cấp thông tin do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tạo ra và thông tin do mình tạo ra.
  • Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Đoàn đại biểu Quốc hội tạo ra và thông tin do mình tạo ra.
  • Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tạo ra và thông tin do mình tạo ra.

Câu hỏi thường gặp

Cách thức tiếp cận thông tin của công dân

Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức sau:
– Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai;
– Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Cơ quan nhà nước có trách nhiệm công bố thông tin và cung cấp thông tin cho người dân theo đúng quy định của pháo luật.

Yêu cầu cung cấp thông tin có mất phí không?

Tiếp cận thông tin là quyền của người dân. cung cấp thông tin, công bố thông tin là trách nhiệm của cơ quan nhà nước.
Chính vì vậy mà công dân được cung cấp thông tin không phải trả phí, lệ phí, trừ trường hợp luật khác có quy định.
Tuy nhiên người yêu cầu cung cấp thông tin phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin.

Cơ quan không cho công dân tiếp cận thông tin thì bị xử lý như nào?

Luật đã quy định rõ ràng người nào có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy thì nếu cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin mà không thực hiện thì có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính. Hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Liên hệ Luật Sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung của Luật Tiếp cận thông tin 2016. Mời bạn đọc tham khảo và tải xuống văn bản.

Mọi thắc mắc cần sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi vui lòng gọi tới hotline: 0936.408.102

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tags , ,

How can we help?