Luật khác

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Luật khác
  4. Văn bản
  5. Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016

Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016

Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 được ban hành vào ngày 18/11/2016. Vậy Luật này quy định những nội dung gì? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay sau đây.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:02/2016/QH14Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành:18/11/2016Ngày hiệu lực:01/01/2018
Ngày công báo:26/12/2016Số công báo:Từ số 1257 đến số 1258
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Các hành vi bị cấm

Theo Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo:

  • Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia; xâm hại đạo đức, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ tín ngưỡng.
  • Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Mời bạn đọc tham khảo: Thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo

Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, đăng ký hoạt động tôn giáo

  • Luật số 02/QH14 quy định các điều kiện để đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung như có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo; nhóm sinh hoạt có người đại diện là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích, không đang trong thời gian bị xử lý hành chính; nội dung sinh hoạt đáp ứng theo quy định.
  • Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo khi có các điều kiện như có giáo lý, giáo luật, lễ nghi; có tôn chỉ, quy chế, mục đích hoạt động không trái pháp luật; có trụ sở hợp pháp; tên của tổ chức không được trùng với tên của tổ chức khác và điều kiện đối với người đại diện, nội dung sinh hoạt.

Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo

Tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo sẽ được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau:

  • Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
  • Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật số 02/2016;
  • Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang trong thời gian bị xử lý hành chính, không có án tích và không phải là người đang bị buộc tội theo quy định;
  • Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Mời bạn đọc xem thêm: Công an có được kết hôn với người theo tôn giáo không?

Điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo

Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo khi đáp ứng các điều kiện như có cơ sở vật chất, địa điểm hợp pháp đảm bảo cho việc đào tạo; có chương trình, nội dung đào tạo, có môn học lịch sử và pháp luật Việt Nam, có nhân sự quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo.
Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

Xem trước và tải xuống

Câu hỏi thường gặp

Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định hoạt động tín ngưỡng là gì?

Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định các hoạt động được thực hiện sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo là gì?

• Tổ chức các cuộc lễ tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, giảng đạo, bồi dưỡng giáo lý;
• Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc;
• Sửa chữa, cải tạo trụ sở;
• Tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo;
• Tổ chức đại hội thông qua hiến chương.

Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định gì về điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo?

• Có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo;
• Có địa điểm hợp pháp để đặt cơ sở đào tạo;
• Có chương trình, nội dung đào tạo; có môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam trong chương trình đào tạo;
• Có nhân sự quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo.

Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định gì về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo?

Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam phải là người cư trú hợp pháp ở Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, tự nguyện đăng ký học và được cơ sở đào tạo tôn giáo gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn về nội dung Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016.

Nếu có thắc mắc về bất kì nội dung nào liên quan đến nội dung của luật; cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0936128102.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tags

How can we help?