Luật khác

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Luật khác
  4. Văn bản
  5. Luật Nuôi con nuôi năm 2010

Luật Nuôi con nuôi năm 2010

Tóm tắt Luật Nuôi con nuôi năm 2010

Số hiệu:52/2010/QH12Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành:17/06/2010Ngày hiệu lực:01/01/2011
Ngày công báo:23/09/2010Số công báo:Từ số 562 đến số 563
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung chính của Luật

Luật Nuôi con nuôi năm 2010 gồm 5 chương, 52 điều, quy định về các vấn đề cơ bản sau:

Chương I “Những quy định chung”

Gồm 13 điều (từ Điều 1 đến Điều 13), quy định những vấn đề chung nhất liên quan đến nuôi con nuôi; bao gồm mục đích, nguyên tắc nuôi con nuôi; thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ em; khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em; người được nhận làm con nuôi; thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi, giải quyết yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi; lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài; và các hành vi bị cấm liên quan đến nuôi con nuôi.

Chương II “Nuôi con nuôi trong nước”

Gồm 14 điều (từ Điều 14 đến Điều 27), quy định cụ thể về những điều kiện đối với người nhận con nuôi trong nước; trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; đăng ký nhu cầu nhận con nuôi; hồ sơ, thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi tại UBND cấp xã; nghĩa vụ báo cáo và theo dõi về tình hình phát triển của trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi; những hệ quả phát sinh từ việc nuôi con nuôi; căn cứ yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi; và hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi.

Chương này quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi; và người được nhận làm con nuôi (đặc biệt là đối tượng trẻ em được nhận làm con nuôi); quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc nuôi con nuôi; thẩm quyền giải quyết và đăng ký nuôi con nuôi; chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Chương III “Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài”

Gồm 16 điều (từ Điều 28 đến Điều 43), quy định về các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; về điều kiện của người nhận con nuôi; về hồ sơ, thời hạn, trình tự, thủ tục giới thiệu và giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài; về nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi ở nước ngoài; về việc giải quyết các thủ tục cho công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi; về nuôi con nuôi ở khu vực biên giới và về tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Chương IV “Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về nuôi con nuôi”

Gồm 6 điều (từ Điều 44 đến Điều 49), quy định trách nhiệm của Chính phủ; của Bộ Tư pháp trong việc giúp Chính phủ thực hiện quản lý về nuôi con nuôi; trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao; và các Bộ, ngành hữu quan trong việc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về nuôi con nuôi; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về nuôi con nuôi.

Chương V “Điều khoản thi hành”

Gồm 03 điều (từ Điều 50 đến Điều 52) quy định về giai đoạn chuyển tiếp; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình và hiệu lực thi hành.

Xem trước và tải xuống Luật Nuôi con nuôi năm 2010

Hãy liên hệ với Luật sư X khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư: 0936 289 102

Câu hỏi thường gặp

Mục đích nuôi con nuôi là gì?

Căn cứ Điều 2 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định: “Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.”

Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện gì?

Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
– Có tư cách đạo đức tốt.

Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi như thế nào?

Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
– Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
– Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
– Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tags , , ,

How can we help?