Luật khác

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Luật khác
  4. Văn bản
  5. Luật phòng, chống rửa tiền 2012

Luật phòng, chống rửa tiền 2012

Tóm tắt nội dung bộ luật

Số hiệu:07/2012/QH13Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:18/06/2012Ngày hiệu lực:01/01/2013
Ngày công báo:04/08/2012Số công báo:Số 473 đến số 474
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung chính của bộ luật

Rửa tiền là gì?

Theo điều 4 của luật phòng, chống rửa tiền. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:

a) Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;

b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;

c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

Luật về phòng, chống rửa tiền

Nhằm đảm bảo hiệu quả và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa, xử lý hành vi rửa tiền, Luật phòng, chống rửa tiền 2012 đã được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIII ngày 18/6/2012.

Theo đó, tổ chức tài chính phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong trường hợp: Khách hàng mở tài khoản hoặc thiết lập giao dịch với tổ chức tài chính; Khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn hoặc thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử mà thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người khởi tạo; Có nghi ngờ giao dịch liên quan đến hoạt động rửa tiền; Có nghi ngờ về tính chính xác của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.

Bên cạnh dó, đối tượng báo cáo (tổ chức tài chính; tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan) phải giám sát đặc biệt đối với: Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp; Giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc danh sách cảnh báo. Trường hợp có nghi ngờ về tính trung thực, mục đích của giao dịch, đối tượng báo cáo phải lập báo cáo về giao dịch đáng ngờ gửi NHNN Việt Nam và có thể từ chối giao dịch đó.

Xem trước và tải xuống

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Tải xuống văn bản [4.75 MB]

Để được tư vấn pháp luật chuyên nghiệp vui lòng liên hệ Luật sư X qua hotline: 0936.358.102

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

How can we help?