Luật khác

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Luật khác
  4. Văn bản
  5. Nghị định 162/2017/NĐ-CP

Nghị định 162/2017/NĐ-CP

Nghị định 162/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 30/12/2017. Vậy nội dung Nghị định này có những điểm nào nổi bật? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay sau đây.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:162/2017/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:30/12/2017Ngày hiệu lực:01/01/2018
Ngày công báo:18/01/2018Số công báo:Từ số 85 đến số 86
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Người bị tạm giam, tù nhân được dùng kinh sách in hợp pháp

Vấn đề này được đưa ra tại Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo đó, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc… được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân và được thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định pháp luật.

Khi cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến môi trường thì được miễn giấy phép xây dựng.

Ngoài ra, Nghị định còn ban hành các trình tự, thủ tục như: Thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo, tập trung; Thay đổi tên, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; Thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc; Thủ tục chấp thuận, đăng ký việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

Mời bạn đọc xem thêm: Người theo tôn giáo có thể trở thành công an được không?

Xem trước và tải xuống

Câu hỏi thường gặp

Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định như thế nào về công trình phụ trợ?

Công trình phụ trợ là công trình không sử dụng cho việc thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo gồm nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường rào khuôn viên thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và các công trình tương tự khác.

Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định như thế nào về trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung?

Trước khi thay đổi người đại diện, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định như thế nào về việc cải tạo, sửa chữa được miễn giấy phép xây dựng?

Khi cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng.

Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định như thế nào về hoạt động quyên góp của cơ sở tín ngưỡng?

Hoạt động quyên góp của cơ sở tín ngưỡng phải có sổ sách thu, chi bảo đảm công khai, minh bạch. Tài sản được quyên góp phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích đã thông báo, phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo và từ thiện xã hội.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn về nội dung Nghị định 162/2017/NĐ-CP.

Nếu có thắc mắc về bất kì nội dung nào liên quan đến nội dung của nghị định; cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0936128102.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tags

How can we help?