Luật khác

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Luật khác
  4. Văn bản
  5. Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ban hành ngày 21/03/2011 của Chính phủ

Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ban hành ngày 21/03/2011 của Chính phủ

Nghị định số 19/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/05/2011. Nghị định quy định thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi, theo đó đối với việc nuôi con nuôi trong nước, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Tình trạng pháp lý Nghị định số 19/2011/NĐ-CP

Số hiệu:19/2011/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:21/03/2011Ngày hiệu lực:08/05/2011
Ngày công báo:05/04/2011Số công báo:Từ số 171 đến số 172
Tình trạng:Còn hiệu lực
Tình trạng pháp lý Nghị định số 19/2011/NĐ-CP

Xem trước và tải xuống Nghị định số 19/2011/NĐ-CP

Nội dung chính của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP

Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi

Nội dung đáng chú ý của Nghị định này đó là việc quy định thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi. Theo đó đối với việc nuôi con nuôi trong nước, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ; hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi. Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi

Ngoài ra, Nghị định số 19/2011/NĐ-CP cũng quy định về lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài. Theo đó, lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là bốn trăm nghìn đồng (400.000 đồng)/trường hợp; lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài là chín triệu đồng (9.000.000 đồng)/trường hợp; lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện là ba triệu đồng (3.000.000 đồng)/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng đô la Mỹ hoặc đồng tiền của nước sở tại.

Nghị định cũng quy định về việc miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; nhận trẻ em; Giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi…

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0936.408.102.

Câu hỏi thường gặp

Con nuôi có được nhận thừa kế không?

Về việc nhận thừa kế giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi, Điều 653 Bộ luật Dân sự đã quy định. “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”.
Theo đó, con nuôi được hưởng thừa kế từ cha nuôi, mẹ nuôi. Theo 2 hình thức là theo pháp luật và theo di chúc.

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP?

Nghị định này quy định chi tiết việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hướng dẫn thi hành một số vấn đề về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và người được nhận nuôi phát sinh khi nào?

Kể từ ngày việc nuôi con nuôi được ghi vào sổ hộ tịch. Người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi có các nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ và con; theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Con nuôi có được quyền biết về nguồn gốc của mình hay không?

Câu trả lời là có. Điều khoản 1 Điều 11 Luật nuôi con nuôi có quy định như sau. “Con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình. Không ai được cản trở con nuôi được biết về nguồn gốc của mình.”

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tags , ,

How can we help?