Luật khác

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Luật khác
  4. Văn bản
  5. Nghị định 93/2019/NĐ-CP hoạt động của quỹ xã hội từ thiện

Nghị định 93/2019/NĐ-CP hoạt động của quỹ xã hội từ thiện

Ngày 25/11/2019 Chính Phủ đã ban hành Nghi định 93/2019/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện (quỹ) được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Theo đó, Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, cộng đồng và từ thiện, nhân đạo, không vì mục tiêu lợi nhuận. Nghị định 93/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/01/2020 và thay thế Nghị định 30/2012.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:93/2019/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:25/11/2019Ngày hiệu lực:15/01/2020
Ngày công báo:05/12/2019Số công báo:Từ số 927 đến số 928
Tình trạng:Còn hiệu lực
Tình trạng pháp lý Nghị định 93/2019/NĐ-CP

Xem trước và tải xuống Nghị định 93/2019/NĐ-CP

Nội dung chính của Nghị định 93/2019/NĐ-CP

Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện

Để đảm bảo hoạt động của quỹ từ thiện, quỹ xã hội tuân thủ đúng quy định pháp luật, ngày 25/11/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Theo đó, thành viên sáng lập quỹ từ thiện phải là công dân, tổ chức Việt Nam và đáp ứng các điều kiện, sau đây:

Đối với cá nhân

Phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích.

Đối với tổ chức

  • Phải thành lập hợp pháp.
  • Có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.
  • Có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc người đứng đầu có thẩm quyền về việc thành lập quỹ.
  • Quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia với tư cách sáng lập viên quỹ từ thiện.
  • Nếu là tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện làm sáng lập viên phải là công dân Việt Nam. Điều 9 Nghị định 30/2012/NĐ-CP không có đề cập đến yêu cầu này.
  • Thành viên sáng lập có tài sản hợp pháp đóng góp vào quỹ từ thiện, theo quy định của pháp luật.
  • Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

Mời bạn đọc xem thêm bài viết sau:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định 93/2019/NĐ-CP hoạt động của quỹ xã hội từ thiện. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0936.408.102.

Câu hỏi thường gặp

Quỹ xã hội là gì?

Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và phát triển nông nghiệp, nông thôn, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Quỹ từ thiện là gì?

Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Quỹ có thể tự giải thể trong các trường hợp nào?

– Chấm dứt hoạt động theo quy định của điều lệ quỹ;
– Mục tiêu hoạt động của quỹ đã hoàn thành;
– Không còn khả năng về tài sản, tài chính để hoạt động.

Quỹ sẽ bị thu hồi giấy phép thành lập trong các trường hợp nào?

– Quyết định chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể quỹ có hiệu lực.
– Sau khi được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ nhưng quỹ không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho quỹ trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày quỹ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tags , , ,

How can we help?