Chính phủ ban hành Nghị định 64/2014/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Tiếp công dân. Nghị định quy định chi tiết về việc tiếp công dân trực tiếp tại các CQ thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 64/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng | |
Ngày ban hành: | 26/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2014 | |
Ngày công báo: | 10/07/2014 | Số công báo: | Số 656 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung nổi bật của Nghị định 64/2014/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết về việc tiếp công dân trực tiếp tại các CQ thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện ít nhất 01 ngày trong 01 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị.
Ngoài ra, việc tiếp công dân được thực hiện đột xuất trong các trường hợp như:
- Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều CQ – TC, đơn vị hoặc ý kiến của các CQ-TC, đơn vị còn khác nhau;
- Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của NN, tập thể, xâm hại đén tính mang, tài sản của ND, ảnh hưởng đến anh ninh, chính trị, trật tự, an toàn XH…
Xem và tải ngay Nghị định 64/2014/NĐ-CP
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ
Hotline: 0936 289 102
Câu hỏi thường gặp
Trụ sở tiếp công dân là nơi để công dân trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở trung ương hoặc lãnh đạo Đảng, chính quyền ở địa phương; có đại diện của một số cơ quan, tổ chức tại trung ương hoặc địa phương tham gia tiếp công dân thường xuyên và là nơi để lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở trung ương hoặc địa phương trực tiếp tiếp công dân trong những trường hợp cần thiết.
Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây
+ Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
+ Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
+ Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
+ Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải có trách nhiệm sau:
+ Người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
+ Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
+ Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
+ Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.