Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch 2017. Nghị định này bổ sung thêm các điều khoản về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch. Để xem nội dung và tải xuống nghị định, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật Sư X.
Thuộc tính pháp lý
Số hiệu: | 168/2017/NĐ-CP | Ngày công báo: | 10/03/2018 |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | Từ số 429 đến số 430 |
Loại văn bản: | Nghị định | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Ngày ban hành: | 31/12/2017 | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Xem trước và tải xuống Nghị định 168/2017/NĐ-CP
Biện pháp bảo đảm an toàn cho du khách
Những sản phẩm, dịch vụ được cho là nguy hại cho khách du lịch
- Bay dù lượn, khinh khí cầu;
- Nhảy dù;
- Đu dây mạo hiểm hành trình trên cao;
- Đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát;
- đi trên dây; leo núi, vách đá;
- Đu dây vượt thác;
- Lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác;
- Đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù bay;
- Thám hiểm hang động, rừng, núi.
Biện pháp phòng tránh rủi ro cho khách du lịch tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP
Các đơn vị kinh doanh những dịch vụ được nêu trên phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật như sau:
- Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.
- Có phương án cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm.
- Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp.
- Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.
- Cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
Mức ký quỹ và phương thức ký quỹ theo quy định Nghị định 168/2017/NĐ-CP
Mức ký quỹ đối với người kinh doanh dịch vụ du lịch như sau:
Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 đồng.
Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 đồng.
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng.
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng.
Phương thức kỹ quy sẽ tiến hành như sau:
- Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã; hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
- Ký quỹ sẽ được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.
- Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Bạn đọc có thể quan tâm:
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung Nghị định 168/2017/NĐ-CP. Chúc bạn đọc tải xuống thành công văn bản.
Mọi thắc mắc, cần sự dụng dịch vụ Luật Sư mời bạn đọc liên hệ đến: 0936 408 102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Nghị định 168/2017/NĐ-CP có những loại hình lưu trú sau:
– Khách sạn: Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị.
– Biệt thự du lịch: Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch.
– Căn hộ du lịch: Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch
– Tàu thủy lưu trú du lịch: Phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
– Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch….
Bị thu hồi biên hiệu khi:
– Không bảo đảm điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải;
– Phương tiện vận tải bị tai nạn giao thông, không còn bảo đảm trạng thái kỹ thuật hoặc giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện bị thu hồi;
– Cho mượn biển hiệu đã được cấp để gắn vào phương tiện khác.
Doanh nghiệp tiến hành ký quỹ đến ngân hàng nhưng không được kinh doanh thì sẽ được hoàn tiền.
Doanh nghiệp trong các trường hợp sau sẽ được hoàn:
– Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;
– Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
– Đơn đề nghị cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch.
– Bảng kê thông tin về trang thiết bị của từng phương tiện, chất lượng dịch vụ, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đáp ứng điều kiện.
– Bản sao giấy đăng ký phương tiện hoặc giấy hẹn nhận giấy đăng ký phương tiện của cơ quan có thẩm quyền, bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.