Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 54/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2011 |
Ngày công báo: | 25/09/2010 | Số công báo: | Số 564 đến 565 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung nổi bật của Luật trọng tài thương mại
Luật trọng tài thương mại năm 2010 với 13 Chương, 82 Điều có những điểm mới cơ bản như sau:
- Luật Trọng tài thương mại đã khắc phục những tồn tại của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003
- Luật TTTM có quy định tại Điều 17 nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
- Kế thừa Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003; Điều 20 Luật TTTM có các quy định về tiêu chuẩn tối thiểu đối với Trọng tài viên nhằm hình thành ở nước ta một đội ngũ trọng tài viên nòng cốt có năng lực, có tính chuyên nghiệp, có chuyên môn và uy tín xã hội
- Về trọng tài quy chế, so với Pháp lệnh TTTM, Luật TTTM bổ sung một số điểm mới sau đây:
Thứ nhất, Luật đã đưa ra định nghĩa pháp lý về Trọng tài quy chế để thay cho khái niệm; “Hội đồng trọng tài được thành lập tại Trung tâm trọng tài” do Pháp lệnh năm 2003 quy định. Theo đó; Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được tiến hành tại Trung tâm trọng tài; và theo quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài (khoản 6 Điều 3 Luật TTTM).
Thứ hai, Luật cho phép các Trung tâm trọng tài được ban hành quy tắc tố tụng trọng tài phù hợp với quy định của Luật; và đảm bảo đặc thù của mỗi Trung tâm để tăng thêm tính hấp dẫn đối với các bên tranh chấp.
- Cho phép các tổ chức trọng tài nước ngoài được mở chi nhánh; văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
- Nâng cao vị thế của Trọng tài thông qua việc cho phép Hội đồng Trọng tài được thu thập chứng cứ; triệu tập nhân chứng, áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 47, 48, 49 và 50).
- Hạn chế nguy cơ phán quyết của Trọng tài bị Tòa án tuyên hủy bởi quy định không phù hợp của Pháp lệnh TTTM
- Luật TTTM; là đã tiếp thu nguyên tắc cấm hành vi mâu thuẫn trong tố tụng là nguyên tắc rất quan trọng đã hình thành lâu đời trong pháp luật tố tụng của các nước phát triển.
- Một trong những điểm quan trọng nhất của Luật TTTM; là thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa Trọng tài với Toà án trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ tranh chấp của các bên.
- Quy định phù hợp hơn về thủ tục Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
- Nhằm khuyến khích hoạt động của các tổ chức trọng tài; tạo điều kiện cho các Trọng tài viên nâng cao trình độ nghiệp vụ trọng tài; bảo vệ các quyền và thực hiện tốt nghĩa vụ, Luật TTTM có 01 điều quy định về việc thành lập Hiệp hội trọng tài.
Xem trước và tải xuống
Để được tư vấn pháp luật và sử dụng dịch vụ liên quan đến pháp luật; vui lòng liên hệ Luật sư X qua hotline: 0936.358.102
Trọng tài thương mại theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 được định nghĩa là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. … Phương thức giải quyết bằng trọng tài đơn giản, linh hoạt theo thỏa thuận của các bên giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp nhanh chóng.
Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài có quyền gặp hoặc trao đổi với các bên với sự có mặt của bên kia bằng các hình thức thích hợp để làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Hội đồng trọng tài có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên tìm hiểu sự việc từ người thứ ba, với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên biết.