Tóm tắt nội dung Luật giám định tư pháp
Số hiệu: | 56/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 10/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 23/07/2020 | Số công báo: | Từ số 709 đến số 710 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Điểm mới nổi bật của bộ luật
Thêm trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp
Ngày 10/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 tại kỳ họp thứ 9, khóa XIV.
Theo đó; bổ sung thêm một số trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp như sau; so với Điều 10 Luật giám định tư pháp 2012:
- Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
- Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau 01 năm, kể từ ngày bổ nhiệm không thành lập hoặc sau 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập mà không đăng ký hoạt động.
- Theo đề nghị của giám định viên tư pháp; trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, CAND, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải nhận được chấp thuận của cấp trên trực tiếp.
Xem trước và tải xuống Luật giám định tư pháp sử đổi 2020
Thông tin liên hệ Luật sư
Để được tư vấn pháp luật và sử dụng dịch vụ pháp lý hoặc có bất kì thắc mắc nào liên quan đến pháp luật vui lòng liên hệ với Luật sư x qua Hotline: 0936.358.102
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.
Thực hiện giám định tư pháp là một biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết các vụ án, hướng hoạt động tố tụng theo cơ chế minh bạch; đúng người đúng tội, tránh oan sai, phụng sự công lý, nó là một kênh quan trọng để đánh giá trình độ phát triển pháp luật và mức độ dân chủ của một quốc gia cũng như ở các địa phương.
bất kỳ một chuyên gia nào không phân biệt là công chức nhà nước hay người hành nghề tự do; đều có thể là người giám định; nếu như người đó thực sự am hiểu, tinh thông trong lĩnh vực cần giám định và được các cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Tuy nhiên, hầu hết các nước đều có phân loại người giám định thành giám định viên; (người được cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận và ghi danh) và người giám định vụ việc.