Lao động

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Lao động
  4. Văn bản
  5. Nghị định số 135/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2021

Nghị định số 135/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2021

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:135/2020/NĐ-CPNgày ban hành:18/11/2020
Loại văn bản:Nghị địnhNgày hiệu lực:01/01/2021
Nơi ban hành:Chính phủNgày công báo:03/12/2020
Người ký:Nguyễn Xuân PhúcSố công báo:Từ số 1117 đến số 1118
Hiệu lực:Đã biết
Tình trạng pháp lý của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP

Xem trước và tải xuống

Tóm tắt nội dung

Ngày 18/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu với người lao động.
Theo đó, kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường như sau:

  • Đối với lao động nam là đủ 60 tuổi 03 tháng; sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.
  • Đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi 04 tháng; sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Ngoài ra, người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định trên tại thời điểm nghỉ hưu; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Cụ thể tại Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định như sau:

  • Có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề; công việc nặng nhọc; độc hại; nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc; độc hại; nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành.
  • Có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021 (vùng KT-XH đặc biệt khó khăn).
  • Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
  • Có tổng thời gian làm nghề; công việc nặng nhọc; độc hại; nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc; độc hại; nguy hiểm và thời gian làm việc ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.

Câu hỏi thường gặp

Lý do tăng độ tuổi nghỉ hưu của người lao động là gì?

Việc Bộ luật lao động năm 2019 có quy định thay đổi độ tuổi nghỉ hưu của người lao động vì:
– Dân số nước ta đang già hóa;
– Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng lên: theo thống kê, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay là 73,5 tuổi, cao hơn so với những năm trước đây;
– Bảo đảm cân đối Quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn do tuổi thọ trung bình tăng cao và dân số có xu hướng già hóa là áp lực cho quỹ hưu trí và tử tuất lớn;
– Áp dụng kinh nghiệm các nước đang điều chỉnh tăng tuổi hưu để ứng phó với xu hướng già hóa dân số và thiếu hụt lao động, có nước lên tới 67 tuổi.

Trường hợp nào người lao động được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi mà pháp luật quy định?

Theo khoản 3 Điều 169 BLLĐ 2019, một số trường hợp được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định về độ tuổi nghỉ hưu đối với trường hợp làm việc trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) là:
– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động;
– Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– Người làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường kể từ ngày 01/01/2021 là bao nhiêu?

– Đối với lao động nam là đủ 60 tuổi 03 tháng, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.
– Đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi 04 tháng, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Mời xem thêm Bộ luật Lao động năm 2019

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X

Mọi vấn đề thắc mắc cần hỗ trợ pháp lý xin liên hệ 0936.128.102 để được tư vấn và giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

How can we help?