Ngày 15/7/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo đó, hành vi hành nghề luật sư khi chưa có chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc chưa gia nhập Đoàn luật sư; Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng hoặc treo biển hiệu khi tổ chức hành nghề luật sư do mình thành lập hoặc tham gia thành lập chưa được đăng ký hoạt động;… sẽ bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng. Đáng chú ý, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 – 09 tháng, phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với người hành nghề luật sư có hành vi cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; Xúi giục khách hàng khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo trái pháp luật;…
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 82/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/07/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2020 |
Ngày công báo: | 30/07/2020 | Số công báo: | Từ số 727 đến số 728 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Ngày 15/7/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ gồm 09 chương, 91 điều
Cụ thể:
- Chương I. Quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 4)
- Chương II. Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp (từ điều 5 đến điều 33)
- Chương III. Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xủ phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực hành chính tư pháp (từ điều 34 đến điều 57)
- Chương IV. Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (từ điều 58 đến điều 63)
- Chương V. Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực thi hành án dân sự (từ điều 64, điều 65)
- Chương VI. Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (từ điều 66 đến điều 80)
- Chương VII. Các hành vi vi phạm khác (điều 81)
- Chương VIII. Thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính (từ điều 82 đến điều 88)
- Chương IX. Điều khoản thi hành (từ điều 89 đến điều 91)
Xem trước và tải xuống
Câu hỏi thường gặp
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2020. Thay thế Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 83 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình;
3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn.
Mời bạn đọc xem thêm bài viết:
- Ly hôn khi bị mất giấy đăng ký kết hôn thì phải làm thế nào 2021?
- Cách xác định hôn nhân thực tế như thế nào? Hôn nhân thực tế là gì?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, Hôn nhân và Gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0936.408.102.