Dân sự

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Dân sự
  4. Văn bản
  5. Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Tóm tắt Nghị định 21/2021/NĐ-CP

Số hiệu:21/2021/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:19/03/2021Ngày hiệu lực:15/05/2021
Ngày công báo:Đang cập nhậtSố công báo:Đang cập nhật
Tình trạng:Chưa có hiệu lực

Nội dung Nghị định 21/2021/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì?

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể hiểu theo hai phương diện: Về mặt khách quan là quy định của pháp luật; cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự; hoặc các quan hệ dân sự khác áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính; được thực hiện đồng thời xác định và đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó. Về mặt chủ quan là việc thỏa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng; để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ; đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.

Một số điểm mới đáng chú ý của Nghị định 21/2021

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Nghị định này quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm tài sản bảo đảm; xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (biện pháp bảo đảm) và xử lý tài sản.

Nghị định áp dụng đối với các đối tượng sau: Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trong điều khoản về giải thích từ ngữ, Nghị định 21 đã có những giải thích đối với một số khái niệm mà trong Nghị định trước chưa được làm rõ như “Tài sản gắn liền với đất”, “Hợp đồng bảo đảm”, “Giấy chứng nhận”, hay “Thời hạn hợp lý”, v.v vốn là những khái niệm do không được giải thích cụ thể trong Nghị định trước nên đã không ít lần đã có sự lung túng hoặc không rõ ràng trong thực tế áp dụng.

Liên quan đến phạm vi áp dụng pháp luật và thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, do bản chất Nghị định 21 là chỉ áp dụng cho các quan hệ pháp luật dân sự nên đối với các quan hệ pháp luật đặc thù như: đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, sở hữu trí tuệ, hàng hải, hàng không, phá sản, v.v. nếu có quy định về tài sản bảo đảm thì sẽ áp dụng theo các quy định đặc thù đó. Đối với trường hợp không xác định rõ hoặc không chính xác tên biện pháp bảo đảm mà nội dung thỏa thuận phù hợp với biện pháp bản đảm quy định tại BLDS thì áp dụng quy định về biện pháp bảo đảm tương ứng với nội dung thỏa thuận.

Đối với quy định về tài sản bảo đảm, Nghị định 21 dành hẳn một chương khi quy định về Tài sản bảo đảm thay vì một điều khoản như trong Nghị định trước.

Bên cạnh điều khoản về tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được kế thừa từ Nghị định trước thì trong Nghị định 21 này đã có những điều khoản quy định –  về mô tả tài sản bảo đảm, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liến với đất, tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng,… những điều khoản như vừa kể tên nay đã được chính thức đưa vào trong Nghị định 21, đây là điểm hoàn toàn mới so với Nghị định trước (những nội dung đó đã không được đưa vào trong Nghị định mà được quy định trong các thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm hay đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng).

Nếu như trước đó những tài sản được dùng để thực hiện nghĩa vụ chưa được đề cập cụ thể trong Nghị định trước và các thông tư, thông tư liên tịch đã nêu bên trên thì giờ đây đã được quy định rõ nét trong Nghị định 21, chẳng hạn như: tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng; dự án đầu tư, tài sản thuộc dự án đầu tư, chủ đầu tư có thể dùng toàn bộ dự án đầu tư mà pháp luật không cấm chuyển nhượng, quyền tài sản của mình về khai thác, quản lý dự án đầu tư để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; hay đối với trường hợp đầu tư vào tài sản thế chấp làm cho giá trị của tài sản thế chấp tăng lên thì phần giá trị đầu tư tăng thêm thuộc tài sản thế chấp;… 

Liên quan đến quy định về việc xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng, đây là một điểm mới được đưa vào Nghị định 21, theo quy định, trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên dùng tài sản chung để góp vốn vào một tổ chức kinh tế thì bên đó được tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm liên quan đến tài sản chung, hoặc mặc dù trên thực tế hai vợ chồng không có sự thỏa thuận về việc dùng tài sản chung vào việc góp vốn nhưng có sự việc một bên vợ hoặc chồng dùng tài sản chung để góp vốn và xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm liên quan đến tài sản chung mà người còn lại biết được nhưng không phản đối thì vẫn được coi như là đã có thỏa thuận của hai vợ chồng.

Chính vì đã có sự thỏa thuận như các trường hợp nêu trên như vậy nên nếu có xảy ra việc ly hôn thì người đã xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm vẫn được tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm, trừ trường hợp có phán quyết khác của cơ quan tài phán.

Về chế định Xử lý tài sản bảo đảm, khác với Nghị định cũ, Nghị định 21 đã sử dụng cụm từ “Xử lý tài sản bảo đảm” thay vì “Xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố, thế chấp” để thấy rằng những quy định trong chế định này được áp dụng cho tất cả các biện pháp bảo đảm mà không chỉ quy định cho riêng biện pháp bảo đảm bằng cầm cố và thế chấp như Nghị định trước.

Một điểm khác nữa là trong Nghị định 21 không có điều khoản quy định riêng về các trường hợp nào bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm, mà thay vào đó Nghị định 21 chỉ quy định một điều khoản về hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba, và việc phải đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ do BLDS và các luật khác có liên quan quy định hoặc đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm.

Xem trước và tải xuống nghị định 21/2021/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư dân sự của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc 0936.289.102

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tags , , ,

How can we help?