Dân sự

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Dân sự
  4. Văn bản
  5. Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

Ngày 08/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Nghị định có hiệu lực từ ngày 24/02/2020.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:08/2020/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:08/01/2020Ngày hiệu lực:24/02/2020
Ngày công báo:23/01/2020Số công báo:Từ số 81 đến số 82
Tình trạng:Còn hiệu lực

Những nội dung nổi bật của Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Nghị định quy định 09 trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng. Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Theo đó, quy định 09 trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng tại Điều 37, đơn cử như các trường hợp sau:

  • Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng gồm: làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước,…;
  • Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội;
  • Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực,…;
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định;
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng;
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức….đang thi hành công vụ.

Xem và tải ngay Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ

Hotline: 0936.408.102.

Câu hỏi thường gặp

Thừa phát lại là ai?

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Thừa phát lại làm những công việc gì?

Thừa phát lại làm những công việc sau:
+ Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
+ Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
+ Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
+ Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Để được bổ nhiệm Thừa phát lại phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại là:
+ Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
+ Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
+ Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
+ Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.
+ Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

How can we help?