Dân sự

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Dân sự
  4. Văn bản
  5. Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự

Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự

Ngày 18/07/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự. Nghị định 62/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/09/2015 và thay thế Nghị định 74/2009/NĐ-CP , 58/2009/NĐ-CP , 125/2013/NĐ-CP .

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:62/2015/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:18/07/2015Ngày hiệu lực:01/09/2015
Ngày công báo:08/08/2015Số công báo:Từ số 915 đến số 916
Tình trạng:Còn hiệu lực

Những nội dung đáng chú ý của Nghị định 62/2015/NĐ-CP

Nghị định 62/2015/NĐ-CP có một số điểm nổi bật như sau:
+ Trong trường hợp giá tài sản tại thời điểm thi hành án tăng hoặc giảm 20% trở lên so với giá trị tài sản khi bản án, quyết định có hiệu lực và có ít nhất một trong các đương sự yêu cầu, chấp hành viên sẽ tổ chức định giá tài sản.

+ Tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản có thể là khung giá do nhà nước quy định, giá thị trường phổ biến của tài sản giống hệt, tương tự hoặc giá chuyển nhượng thực tế ở địa phương của tài sản cùng loại.

+ Nếu sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu nộp tiền thi hành án, nếu người nhận không tự nguyện nộp tiền thì chấp hành viên ra quyết định bán đấu giá tài sản để thi hành án.

+ Người đang giữ tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì bị cưỡng chế thi hành án và phải chịu chi phí theo quy định.

Xem và tải ngay Nghị định 62/2015/NĐ-CP

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ

Hotline: 0936.408.102.

Câu hỏi thường gặp

Ai có quyền yêu cầu tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án?

Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu lực lượng công an hoặc tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ việc tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án.

Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án gồm những nội dung gì?

Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải ghi rõ tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ; loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ; số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ.
Trường hợp người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc thân nhân của họ không đồng ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt của người làm chứng. Trên niêm phong phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản đã niêm phong, có chữ ký của Chấp hành viên, người bị tạm giữ hoặc thân nhân của họ hoặc người làm chứng. Việc niêm phong phải ghi vào biên bản tạm giữ tài sản.

Quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản gồm những nội dung gì?

Quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản phải ghi rõ các nội dung sau:
+ Ngày, tháng, năm ban hành quyết định;
+ Căn cứ ban hành quyết định;
+ Tên tài khoản, số tài khoản của người phải thi hành án;
+ Tên, địa chỉ Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản;
+ Số tiền phải khấu trừ;
+ Tên tài khoản, số tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự nhận khoản tiền bị khấu trừ;
+ Thời hạn thực hiện việc khấu trừ.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

How can we help?