Dân sự

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Dân sự
  4. Văn bản
  5. Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự

Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự

Ngày 17/03/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 33/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và sửa đổi một số điều của Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:33/2020/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:17/03/2020Ngày hiệu lực:01/05/2020
Ngày công báo:27/03/2020Số công báo:Từ số 311 đến số 312
Tình trạng:Còn hiệu lực

Những nội dung nổi bật của Nghị định 33/2020/NĐ-CP

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số vấn đề sau:

+ Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thi hành án dân sự.

+ Thời hiệu yêu cầu thi hành án.

+ Thỏa thuận thi hành án.

+ Chủ động ra quyết định thi hành án.

+ Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu.

+ Xác minh điều kiện thi hành án.

+ Thông báo về thi hành án.

+ Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án.

+ Thực hiện ủy thác thi hành án.

+ Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án.

+ Kê biên tài sản để thi hành án.

+ Bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án.

+ Thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án.

+ Tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án.

+ Việc xuất cảnh của người phải thi hành án.

+ Thẩm tra viên.

+ Thư ký thi hành án.

Xem và tải ngay Nghị định 33/2020/NĐ-CP

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ

Hotline: 0936.408.102.

Câu hỏi thường gặp

Có những biện pháp bảo đảm thi hành án nào?

Các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm:
+ Phong tỏa tài khoản;
+ Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
+ Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

Cưỡng chế thi hành án dựa trên căn cứ gì?

Căn cứ để cưỡng chế thi hành án bao gồm:
+ Bản án, quyết định;
+ Quyết định thi hành án;
+ Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong tỏa tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án.

Điều kiện để người phải thi hành án được xét miễn nghĩa vụ thi hành án gồm những gì?

Người phải thi hành án được xét miễn nghĩa vụ thi hành án khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng;
+ Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

How can we help?