Dân sự

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Dân sự
  4. Gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước bị xử lý thế nào ?

Gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước bị xử lý thế nào ?

TAND TP Hà Nội cho biết, ngày 12/4 sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án; “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; xảy ra tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (viết tắt là TISCO).

Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí là gì?

Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát; lãng phí như vụ Gang thép Thái Nguyên được quy định tại điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017,

Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát; lãng phí sẽ phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ; hoặc phạt tù tùy vào mức độ nghiêm trọng, trong đó mức cao nhất của hình phạt là 20 năm tù.

Bên cạnh đó; người phạm tội còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung; cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Cụ thể

1.Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; khi được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý; sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng …

2. Bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm; khi gây thất thoát; lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng…

3. Bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm; khi phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Vụ án Gang thép Thái Nguyên

Dự án ban đầu có tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng. Năm 2007, đơn vị trúng thầu xây dựng là Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC). Giá trị hợp đồng trọn gói hơn 160 triệu USD (hơn 3.500 tỷ đồng). 

Năm 2012, bị cáo Trần Văn Khâm (người đại diện vốn chính của VNS tại TISCO); ký văn bản gửi VNS xin chấp thuận điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 8.100 tỷ đồng; tăng hơn 4.200 tỷ đồng.

Từ đó, năm 2013, VNS xin ý kiến Bộ Công thương; và bộ này có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận. Sau hơn 11 tháng khởi công; MCC chưa hoàn thành thiết kế chi tiết các hạng mục; chưa lựa chọn và ký được hợp đồng với nhà thầu phụ; chưa thi công bất kỳ hạng mục nào của gói thầu; nhưng đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.

Bị cáo Trần Trọng Mừng (cựu Tổng Giám đốc TISCO) ký văn bản gửi Bộ Công Thương và VNS; đề nghị cho giải quyết đặc cách phạm vi được điều chỉnh về giá thiết bị và các chi phí khác với dự án. Bị cáo Mừng không chỉ đạo áp dụng điều khoản để dừng hợp đồng; báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét hủy đấu thầu; thu hồi tiền tạm ứng mà quyết tâm thực hiện dự án. 

Hành vi của bị cáo Trần Trọng Mừng trong vụ Gang thép Thái Nguyên đã khiến dự án phải dừng thi công; gây thất thoát, lãng phí trên 830 tỷ đồng

Truy tố 14 bị cáo vụ Gang thép Thái Nguyên

Có 14 bị cáo bị truy tố về tội Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí gồm vụ Gang thép Thái Nguyên gồm:

Trần Trọng Mừng (cựu TGĐ TISCO) Mai Văn Tinh (cựu Chủ tịch VNS); Trần Văn Khâm (cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc TISCO), Đậu Văn Hùng (cựu TGĐ VNS); Ngô Sĩ Hán (cựu Trưởng ban Dự án mở rộng giai đoạn 2 TISCO); Đặng Văn Tập (cựu Phó Giám đốc thường trực BQLDA); Đồng Quang Dương (cựu Phó Giám đốc BQLDA); Đỗ Xuân Hòa (cựu Kế toán trưởng TISCO), Lê Thị Tuyết Lan (cựu Phó phòng kế toán TISCO); Uông Sĩ Bính (cựu Phó phòng Kế toán VNS); Nguyễn Văn Tráng (cựu Ủy viên kiểm soát VNS); Nguyễn Trọng Khôi (cựu Phó TGĐ VNS); Đặng Thúc Kháng (cựu Trưởng ban Kiểm tra VNS); Trịnh Khôi Nguyên (cựu Trưởng phòng Đầu tư phát triển VNS).

Các bị cáo còn lại là Lê Phú Hưng; Nguyễn Minh Xuân (đều là cựu thành viên HĐQT VNS); Nguyễn Chí Dũng, Đoàn Thu Trang và Hoàng Ngọc Diệp (đều là cựu thành viên HĐQT TISCO); bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng./.

Xem thêm : Cô ý đánh người khác bị xử lý như thế nào ?

Trên đây là tư vấn của luật sư X về vụ Gang thép Thái Nguyên ; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc; và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư; hãy sử dụng dịch vụ tư vấn luật hình sự hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Vụ án Gang thép Thái Nguyên gây thất thoát bao nhiêu tiền ?

Hành vi của bị cáo Trần Trọng Mừng đã khiến dự án phải dừng thi công, gây thất thoát, lãng phí trên 830 tỷ đồng (đây là khoản lãi vay hàng tháng TISCO đã trả cho các ngân hàng trên tổng số vốn vay trên 3.000 tỷ để đầu tư dự án).

Mức phạt hình sự cho hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí là gì ?

Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí sẽ phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tùy vào mức độ nghiêm trọng, trong đó mức cao nhất của hình phạt là 20 năm tù. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

14 bị cáo sẽ bị truy cứu trách nhiệm vì tội gì ?

TAND TP Hà Nội cho biết, ngày 12/4 sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (viết tắt là TISCO).

.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tags , , , , , , , ,

How can we help?