Học sinh lớp 9 đâm chết bạn học ở Hà Nội là sự việc trên đã gây xôn xao dự luận mấy ngày nay. Chiều 1/4.2021 lãnh đạo UBND xã Hồng Hà (H.Đan Phượng, Hà Nội) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng khiến 1 học sinh cấp 2 tử vong. Theo đó, khoảng 8 giờ 30 sáng 1/4/2021, trong giờ ra chơi em D 14 tuổi là học sinh lớp 8 Trường trung học cơ sở Hồng Hà xảy ra mâu thuẫn với em K 15 tuổi là bạn cùng trường với em D. Do không làm chủ được hành vi, K. đã dùng dao nhọn đâm em D. gục tại chỗ trước sự chứng kiến của nhiều học sinh trong trường, khiến các em hoảng sợ, bỏ chạy toán loạn. Vậy vấn đề trách nhiệm hình sự sẽ đặt ra như thế nào đối với em học sinh K lớp 9 mới 14 tuổi? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc tham khảo bài tư vấn dưới đây của Luật Sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình sự 2015
Nội dung tư vấn
Học sinh lớp 9 đâm chết bạn học cấu thành tội phạm gì?
Theo thông tin được chia sẻ, em học sinh K đã có hành vi dùng dao nhọn đâm em D gục tại chỗ. Hành vi diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều học sinh trong trường, khiến các em hoảng sợ, bỏ chạy toán loạn.
Hậu quả em D gục ngay tại chỗ, ngay sau đó được đưa đi cấp cứu nhưng vì vết thương quá nặng em đã tử vong.
Căn cứ vào hành vi và hậu quả trên kết hợp với quy định của Bộ Luật Hình sự 2015, hành vi trên cấu thành tội Giết người. Trong Bộ Luật hình sự là Điều 123:
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Lớp 9 giết bạn học có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Học sinh lớp 9 đâm chết bạn học thì có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Đây là câu hỏi mọi người còn đang băn khoăn xoay quanh vụ án này. Vói thông tin được đưa tải, em K người có hành vi dùng dao nhọn đâm chết bạn học mới chỉ đang là học sinh lớp 9 của trường trung học cơ sở Hồng Hà (Hà Nội). Với độ tuổi còn nhỏ, khiến cho người lớn không khỏi bàng hoàng.
Theo quy định của Điều 12 BLHS 2015 thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Cụ thể tại vụ án này, em K đã 15 tuổi thuộc vào nhóm tuổi quy định tại Điều 12.
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng …
Căn cứ theo quy định tại chương 12 của BLHS Nhũng quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, cụ thể tại Điều 91 nguyên tắc xủ lý đối với người dưới 18 tuổi. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
Theo quy định trên thì trường hợp của K thuộc vào trường hợp không được miễn trách nhiệm hình sự.
Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
…
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
…
Như vậy, trường hợp của em K 15 tuổi thực hiện hành vi đâm chết bạn học sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào những quy định của BLHS 2015 thì người từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, để truy cứu trách nhiệm hình sự một người cần phụ thuộc vào các yếu tố khác như: năng lực pháp luật, năng lực hành vi pháp luật, nhân thân,… của người đó.
Căn cứ vào: Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì trường hợp này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bình thường.
“Điều 125:
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”
Trẻ 15 tuổi thực hiện hành vi giết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị tuyên án phạt tù thì mức phạt tù không đực quá 12 năm. Cụ thể quy định tại Điều 101 BLHS 2015.
Điều 101. Tù có thời hạn
….
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề Học sinh lớp 9 đâm chết bạn học có bị xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Mọi thông tin tư vấn xin liên hệ đến hotline Luật Sư X: 0833.102.102.