Khoảng 21h tối 4/4, Công an quận Cầu Giấy nhận được tin báo chị Vũ Thúy Hà (SN 1978; trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội); là nhân viên Công ty CP Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên đang đẩy xe chở rác trên đường Cầu Giấy hướng về đường Xuân Thủy; thì bất ngờ bị một đối tượng nam dùng gạch đập nhiều lần vào đầu; khiến chị Hà bị tử vong tại chỗ. Danh tính đối tượng được làm rõ là Lê Như Toàn (SN 1991, HKTT tổ 17, phường Trung Sơn, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình). Lê Như Toàn có tiền sử bệnh tâm thần.Vậy khi giết người nhưng có tiền sử tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự không ? Hãy cùng luật sư X giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ xung năm 2017.
Xác định bệnh tâm thần khi giết người
Một bác sĩ Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho biết; để kết luận một người mắc bệnh tâm thần hay không cần phải khám; theo dõi về mặt lâm sàng trong thời gian nhất định. Tâm thần là bệnh lý có thể điều trị ổn định và khỏi hoàn toàn ở một số dạng.
“Một người có tiền sử bệnh tâm thần nhưng lúc gây án vẫn có thể tỉnh táo; làm chủ nhận thức và hành vi. Muốn kết luận người đó phạm tội trong trạng thái tinh thần bình thường; hay rối loạn phải giám định tại thời điểm đó”, bác sĩ nói. Bác sĩ cho biết thêm; nhận thức về bệnh tâm thần của người dân hiện chưa cao.
Nhiều người ở giai đoạn rất nặng mới được phát hiện. Giết người nhưng có tiền sử tâm thần nhưng có những người đã mang mầm bệnh từ lâu mà không biết rồi đi gây án trong vô thức.
Một số dấu hiệu nhận biết người tâm thần bao gồm: mất ngủ hoàn toàn trong 24 giờ; rối loạn định hướng không gian, thời gian (không xác định được mình đang ở đâu; lúc này là thời điểm nào trong ngày); hoang tưởng, ảo giác và nhiều biểu hiện bất thường trong sinh hoạt…Lê Như Toàn điển hình cho trường hợp giết người nhưng có tiền sử tâm thần hiện nay.
Giết người nhưng có tiền sử tâm thần
Điều 21 Bộ luật Hình sự quy định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đang mắc bệnh tâm thần; hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.t bệnh tâm thần.
Tuy nhiên việc nghi phạm từng có tiểu sử bệnh tâm thần chỉ là một trong những căn cứ để xác định hành vi phạm tội. Cảnh sát sẽ chứng minh tại thời điểm gây án, Toàn có mắc bệnh hay không. “Một số trường hợp dù mắc bệnh tâm thần nhưng tại thời điểm phạm tội họ hoàn toàn bình thường thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Theo thông tin ban đầu; giữa hưng thủ và nạn nhân không quen biết nhau và không có mâu thuẫn. Hưng thủ có biểu hiện bị bệnh tâm thần nên đã dùng gạch đập nhiều lần vào đầu khiến nạn nhân tử vong. Xét hành vi phạm tội của hưng thủ đã cấu thành tội Giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự.
Về Nguyên tắc: Trong quá trình điều tra; nếu có căn cứ xác định nghi phạm bị bệnh tâm thần; hoặc có nghi ngờ về năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì phải ra quyết định trưng cầu giám định khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trước; trong và sau khi thực hiện hành vi phạm tội để có căn cứ xử lý nghi phạm theo quy định của pháp luật. Lúc này căn cứ vào 2 trường hợp để biết nghị phạm giết người nhưng có tiền sử tâm thần có chịu trách nhiệm hình sự hay không.
Trường hợp 1
Nếu nghi phạm giết người ở Cầu Giấy mắc bệnh tâm thần đến mức mất khả năng nhận thức; mất khả năng điều khiển hành vi của mình khi thực hiện giết người ; thì được coi là thuộc tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Dù không phải chịu trách nhiệm hình sự; nhưng nghi phạm phải bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Tùy theo giai đoạn tố tụng; Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ kết luận của Hội đồng giám định pháp y; có thể quyết định đưa nghi phạm vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Nếu thấy không cần thiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa; họ sẽ được giao cho gia đình; hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp 2
Nếu tại thời điểm giết người; nghi phạm giết người ở Cầu Giấy vẫn có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình (mặc dù trước đó họ đang có tiền sử bệnh tâm thần); thì khi đó giết người nhưng có tiền sử tâm thần vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 13 BLHS “Phạm tội do dùng rượu, bia; hoặc chất kích thích mạnh khác”; nếu có căn cứ xác định hưng thủ bị bệnh tâm thần mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia; hoặc chất kích thích mạnh khác; thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người.
Xem thêm : Cô ý đánh người khác bị xử lý như thế nào ?
Trên đây là tư vấn của luật sư X về vụ án giết người ở cầu giấy ; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc; và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư; hãy sử dụng dịch vụ tư vấn luật hình sự hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nếu nghi phạm giết người ở Cầu Giấy mắc bệnh tâm thần đến mức mất khả năng nhận thức; mất khả năng điều khiển hành vi của mình khi thực hiện giết người ; thì được coi là thuộc tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự và không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Một số dấu hiệu nhận biết người tâm thần bao gồm: mất ngủ hoàn toàn trong 24 giờ; rối loạn định hướng không gian, thời gian (không xác định được mình đang ở đâu, lúc này là thời điểm nào trong ngày); hoang tưởng, ảo giác và nhiều biểu hiện bất thường trong sinh hoạt…
Danh tính đối tượng được làm rõ là Lê Như Toàn (SN 1991, HKTT tổ 17, phường Trung Sơn, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình). Kết quả điều tra bước đầu xác định; Lê Như Toàn là đối tượng không nghề nghiệp, bản thân có tiền sử bệnh tâm thần