Bệnh nhân tâm thần mua bán ma túy và lập phòng “bay lắc” có truy cứu trách nhiệm hình sự không? Đây là nỗi thắc mắc đang nổi lên khi vụ việc một bệnh nhân tâm thần đã ngang nhiên mua bán; sử dụng ma túy trong Bệnh viện Tâm thần trung ương I. Bởi lẽ việc buôn bán, sử dụng ma túy không còn quá xa lạ; nhưng là sử dụng, buôn bán ma túy trong bệnh viện tâm thần thì là chuyện hiếm. Vậy những đối tượng trong vụ việc này sẽ bị xử lý ra sao? Bệnh nhân tâm thần mua bán ma túy có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Hãy cùng Bộ phận tư vấn Luật hình sự của Luật sư X tìm hiểu nhé! Căn cứ pháp lý Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Nội dung tư vấn
Theo bộ luật hình sự Ma túy là gì?
Ma túy là một chất gây nghiện, chất hướng thần còn có tên gọi khác là thuốc phiện. Việc sử dụng chất ma túy được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. Ngoài trường hợp được quy định và cho phép; thì bất kỳ ai tàng trữ ma túy đều là trái pháp luật. Việc sử dụng ma túy làm suy thoái đạo đức, nhân cách, phẩm chất của một con người. Không những thế, ma túy còn là nguyên nhân làm gia tăng bạo lực; tội phạm; tham nhũng trong xã hội. Vì vậy, pháp luật đã có quy định cụ thể về tội tàng trữ trái phép ma túy để kiểm soát chặt chẽ hơn.
Bệnh nhân tâm thần mua bán ma túy có chịu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Có thể nói, nếu một bệnh nhân bị mắc bệnh tâm thần thì họ sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bất kỳ tội danh nào; kể cả tội liên quan đến ma túy. Xác định trách nhiệm trong vụ việc bệnh nhân tâm thần mua bán ma túy Hành vi của của bệnh nhân tâm thần mua bán ma túy khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là người này có bị tâm thần thật không? Nếu không thì chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Cần giám định lại bệnh tâm thần Việc giám định xem bệnh nhân có thực sự mắc bệnh tâm thần hay không là cần thiết. Do vụ việc có tính chất phức tạp; nên việc giám định lại sẽ xác định hình phạt cụ thể đối với người phạm tội. Nếu người phạm tội không bị bệnh tâm thần, thì sẽ bị quy vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Bệnh nhân tâm thần mua bán ma túy có chịu trách nhiệm hình sự không sẽ phải xem xét đưa đi giám định tâm thần trước. Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Nếu người phạm tội không bị bệnh tâm thần thì y sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự do mua bán trái phép chất ma túy.
Dựa vào tính chất, mức độ của vụ việc để đưa ra khung hình phạt cho hành vi phạm tội về ma túy. Do bệnh nhân được đưa vào bệnh viện theo diện bắt buộc chữa bệnh; nhưng lại có hành vi mua bán, sử dụng ma túy, thậm chí là lập phòng “bay lắc” trong bệnh viện. Nên có khả năng bệnh nhân này không hề bị tâm thần.
Vì vậy, các cơ quan chức năng phải đưa ra quyết định xin giá định lại bệnh nhân này. Xác định trách nhiệm hình sự nếu bệnh nhân không bị tâm thần Nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận người phạm tội không bị tâm thần; thì bệnh nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với 2 tội danh là:
- Tội mua bán trái phép chất ma túy
- Tội tổ chức sử dụng sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều 251 về tội mua bán trái phép chất ma túy thì bị xử phạt: Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu mua bán trái phép chất ma túy. Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu vi phạm những trường hợp quy định tại khoản 2. Bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm nếu vi phạm những trường hợp quy định tại khoản 3. Bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu vi phạm những trường hợp quy định tại khoản 4. Điều 255 về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy Bệnh nhân có thể bị xử phạt tù cao nhất là 15 năm.
Như vậy, bệnh nhân tâm thần mua bán ma túy để xác định khung hình phạt cần xác định khối lượng ma túy. Và người phạm tội có thể bị phạt tử hình do phạm tôi mua bán trái phép chất ma túy.
Bác sĩ liên quan sẽ bị xử lý như thế nào?
Trong vụ việc trên, các bác sĩ, cán bộ nhân viên của bệnh viện tiếp tay cho các đối tượng nhằm trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Bằng giấy chứng nhận tâm thần giả; hồ sơ giám định tâm thần giả đã làm lọt nhiều tội phạm thoát khỏi vòng lao lý. Theo Điều 281 quy định thì những người giám định, người có trách nhiệm đưa ra kết luận giám định mà đưa ra kết luận giám định sai sự thật; thì sẽ bị phạt tù đến 07 năm. Bên cạnh đó, bị cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.
Câu hỏi thường gặp
Tàng trữ 100g ma túy ở thể rắn có khối lượng 100g sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm theo quy định của bộ luật hình sự.
Phạm tội 02 lần trở lên thì sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm tùy vào mức độ của hành vi phạm tội.
Người mất năng lực trách nhiệm hình sự là người thỏa mãn các yếu tố sau: – Phải mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần. – Không có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi; hoặc có khả năng nhận thức hành vi nhưng không có năng lực điều khiển hành vi đó.
Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. Ma túy không chỉ làm suy thoái đạo đức, nhân cách, phẩm giá con người, tàn phá giống nòi của nhân loại mà còn là tác nhân gây gia tăng hành vi bạo lực, tham nhũng, tội phạm… Do tính chất nguy hiểm của nó mà Nhà nước ta hiện nay kiểm soát khá chặt chẽ vấn đề mua bán, tàng trữ, sản xuất chất ma túy.
ùy vào mức độ mà hành vi mua bán trái phép chất ma túy bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở những khung hình phạt khác nhau. Việc có được hưởng án treo hay không sẽ do Tòa án quyết định nếu người phạm tội đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định tại Điều 65 về án treo.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về việc bệnh nhân tâm thần mua bán ma túy có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Hy vọng giúp bạn có thể tham khảo và hiểu thêm về vấn đề này. Để biết thêm thông tin truy cập Hỏi đáp pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102