Người lao động nữ khi nghỉ thai sản có một vấn đề được đặt ra đó là người lao động có thể hưởng đồng thời chế độ thai sản và trợ cấp thất nghiệp hay không? Trong thời gian nghỉ thai sản viết đơn thôi việc được không? Luật sư X xin mời quý độc giả tham khảo bài viết sau: “Trong thời gian nghỉ thai sản viết đơn thôi việc có được không”.
Căn cứ pháp lý
Trong thời gian nghỉ thai sản viết đơn thôi việc có được không?
Khoản 2 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 có quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:
“2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
Theo quy định pháp luật, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với công ty nhưng phải thực hiện nghĩa vụ báo cho người sử dụng lao động biết trước. Cụ thể:
- Đối với trường hợp người lao động không được bố trí đúng công việc; các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng, bị ngược đãi, bị ốm đau,…. hoặc chấm dứt hợp đồng mùa vụ, theo một công việc thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải có nghĩa vụ báo trước cho công ty biết trước ít nhất 03 ngày làm việc
- Đối với trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn thì người lao động có nghĩa vụ báo cho công ty biết trước ít nhất 30 ngày.
- Đối với trường hợp người lao động mang thai mà phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ thì khi chấm dứt hợp đồng lao động theo chỉ định của bác sĩ
- Đối với trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì người lao động phải có nghĩa vụ báo trước cho công ty biết trước ít nhất 45 ngày
Như thông tin bạn trình bày, hợp đồng lao động giữa bạn với công ty là hợp đồng không xác định thời hạn cho nên bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo cho bên công ty ít nhất 45 ngày. Do bạn đang nghỉ chế độ thai sản nên có thể báo xin nghỉ việc từ thời điểm này và sau 45 ngày thì bên công ty sẽ ra quyết định thôi việc. Khi đã thông báo trước 45 ngày trước khi nghỉ việc thì bạn sẽ không bị bồi thường hợp đồng lao động.
Quyền lợi của người lao động khi xin nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản
Thứ nhất: Khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định: Trong trường hợp bạn đã thông báo xin nghỉ việc và có quyết định nghỉ việc thì trong thời hạn 07 ngày bạn sẽ được thanh toán các khoản tài chính, các giấy tờ công ty giữ và trả sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên khi mà bạn đã thông báo cho công ty mà bên công ty không đồng ý thì khi này bạn nên liên hệ với tổ chức công đoàn cơ sở nếu công ty không có tổ chức công đoàn cơ sở thì liên hệ với công đoàn cấp trên trực tiếp để họ có thể giúp đỡ bạn.
Thứ hai: Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Người lao động nữ sinh con mà tham gia từ đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì được hưởng chế độ thai sản.
hứ ba: Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: Điều kiện hưởng và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, trong trường hợp này bạn có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Đóng bảo hiểm gần 2 năm có được hưởng bảo hiểm thai sản ?
Căn cứ Điều 31Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Như vậy điều kiện để bạn được hưởng chế độ thai sản là trong vòng 12 tháng trước khi sinh bạn đóng bảo hiểm đủ 06 tháng
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Trong thời gian nghỉ thai sản viết đơn thôi việc có được không“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn được không?
- Giáo viên nghỉ thai sản vào hè có được hưởng lương không?
- Quyết toán thuế TNCN cho người nghỉ thai sản theo quy định mới
Các câu hỏi thường gặp
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 số 58/2014/QH13 quy định: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.“
Để được hưởng chế độ thai sản, bạn cần phải đáp ứng được điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 số 58/2014/QH13. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Để được hưởng chế độ này, bạn cần tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và đóng bảo hiểm đủ 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh.