Mua bán hàng hóa là một dạng hợp đồng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày; bất cứ ai cũng có thể trở thành chủ thể trong quan hệ mua bán. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng mua bán hàng hóa? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật thương mại 2005; quy định mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Mà hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, có thể là giữa hai bên hoặc nhiều bên về việc tiến hành xác lập, thay đổi hoặc thực hiện chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Do đó, có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.
Hợp đồng mua bán hàng hóa được chia làm hai loại hợp đồng; là: mua bán hàng hóa trong nước’ và mua bán hàng hóa quốc tế.
Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
- Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa
Chủ thể hợp đồng là các bên giao kết và thực hiện hợp đồng. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại bắt buộc phải có một bên là thương nhân. Điều này có nghĩa là một bên chủ thể là thương nhân; bên còn lại có thể là thương nhân cũng có thể không phải là thương nhân.
- Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa
Căn cứ Điều 24 Luật thương mại 2005; Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa do các bên tự thỏa thuận. Trừ trường hợp, đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản; thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản; hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
- Đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thương mại 2005; quy định hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; Những vật gắn liền với đất đai.
Tuy nhiên, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng là hàng hóa không bị cấm kinh doanh. Trường hợp là hàng hóa bị hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện; thì việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hóa và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Mục đích của hợp đồng
Mục đích của các bên khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là nhằm sinh lợi. Mục đích này gắn liền với đặc điểm về chủ thể là một bên bắt buộc là thương nhân.
Nội dung chính của hợp đồng mua bán hàng hóa
Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa gồm các điều khoản do các bên thỏa thuận; những điều khoản này thể hiện quyền và nghĩa vụ của của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng.
Các bên có thể tự do thỏa thuận về nội dung hợp đồng; tuy nhiên, hợp đồng nên có các nội dung chính sau:
+ Chủ thể hợp đồng.
+ Đối tượng của hợp đồng.
+ Giá trong hợp đồng.
+ Phương thức và thời hạn thanh toán trong hợp đồng.
+ Thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận hàng hóa.
+ Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên.
+ Điều khoản ràng buộc trách nhiệm.
+ Thời hạn thực hiện hợp đồng.
+ Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng.
+ Quy định về bảo mật thông tin trong hợp đồng.
+ Các trường hợp vi phạm hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng.
+ Phương thức giải quyết nếu có tranh chấp.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Hợp đồng thuê khoán tài sản là gì?
- Quy định của pháp luật về hợp đồng gia công
- Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp bên bán giao thừa hàng; thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận số hàng thừa đó.
Trường hợp bên mua chấp nhận số hàng thừa; thì phải thanh toán theo giá thoả thuận trong hợp đồng nếu các bên không có thoả thuận khác.
Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng; thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu trong thời hạn còn lại; trừu trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Khi bên bán khắc phục sự cố giao thiếu hàng; mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua; thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.