Khi có vụ việc hình sự diễn ra chúng ta thường nghe nói đến cụm từ phong toả tài sản. Có thể hiểu phong toả tài sản là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hạn chế các quyền đối với các cá nhân, pháp nhân có hành vi vi phạm pháp luật. Đây là biện pháp cưỡng chế thường được áp dụng trong pháp luật hình sự. Vậy phong toả tài sản là gì? Mẫu Lệnh bắt giữ hình sự và phong tỏa tài sản được quy định như thế nào? Luật sư X sẽ gửi đến bạn qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 61/2017/TT-BCA
Khái niệm phong tỏa tài sản
Phong tỏa tài sản là cấm chuyển dịch, sử dụng, hủy hoại tài sản khi đã xác định được loại, số lượng, đặc điểm, giá trị tài sản.
Phong tỏa tài sản là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án (tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, cá nhân, cơ quan, tổ chức) áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
Phong toả tài sản được thực hiện cả trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và trong quá trình thi hành án dân sự. Tài sản bị phong tỏa bao gồm: tài sản của đương sự đang do đương sự giữ và tài sản của đương sự đang cho người khác thuê, mượn, gửi giữ hoặc sửa chữa. Tài sản bị phong tỏa có giá trị không được vượt quá nghĩa vụ tài sản mà người có tài sản bị phong tỏa phải thực hiện, trừ trường hợp họ không có tài sản khác để kê biên hoặc phong tỏa.
Trường hợp bị phong tỏa tài sản
Phong tỏa tài sản là biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Phong tỏa tài sản trong tố tụng dân sự bao gồm:
– Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ:
Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
– Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ:
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Phân loại phong tỏa tài sản
Tại Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó có hai biện pháp phong tỏa tài sản là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ và phong tỏa tài sản nơi gửi giữ.
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ:
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác yêu cầu Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là biện pháp khẩn cấp tạm thời được Tòa án áp dụng theo yêu cầu của đương sự nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Ví dụ: A khởi kiện B ra Tòa án để yêu cầu B trả số nợ 1 tỷ đồng mà B đã vay của A. Trong quá trình giải quyết vụ án, A biết được B đang làm các thủ tục để chuyển nhượng mảnh đất là tài sản duy nhất của B cho chú của B. Lúc này, A có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đối với B (B là người có nghĩa vụ trả nợ cho A) để đảm bảo cho việc thi hành án.
Phong tỏa tài sản nơi gửi giữ:
Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ là biện pháp khẩn cấp tạm thời được Tòa án áp dụng theo yêu cầu của đương sự nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Ví dụ: A khởi kiện B ra Tòa án để yêu cầu B bồi thường thiệt hại do B gây ra đối với A. Trong quá trình giải quyết vụ án, A biết được B có một kiện hàng đang được gửi tại kho nên yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản nơi gửi giữ đối với kiện hàng đó của của B. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
Mẫu Lệnh bắt giữ hình sự và phong tỏa tài sản
Mẫu lệnh bắt giữ hình sự
Mẫu số: 19 BH theo TT số 61/2017/TT-BCA |
……………………………………………………………………………………………………………………………………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc_________________ |
______________Số:…………………………. | ……………………, ngày ……… tháng ………. năm………….. |
LỆNH BẮT NGƯỜI BỊ GIỮ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP
Tôi:.
Chức vụ:.
Căn cứ Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp số: ………….. ngày…….. tháng ……. năm………….. của
Căn cứ hành vi
đã phạm vào Điều …………….. Bộ luật Hình sự;
Căn cứ Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp ngày……… tháng …….. năm …………….;
Căn cứ Điều(*)…………., Điều 109 và điểm ……… khoản 2, khoản 4 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự,
RA LỆNH:
Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với:
Họ tên: ……………………………………………………………………………………………………………………………………….. Giới tính:
Tên gọi khác:
Sinh ngày ………… tháng ………… năm …………………. tại:
Quốc tịch: …………………………………………; Dân tộc: ………………………………………………; Tôn giáo:
Nghề nghiệp:
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày………… tháng ………… năm ………………. Nơi cấp:
Nơi cư trú:
Lệnh này gửi đến VKS . để xét phê chuẩn.
Nơi nhận:– ……………………………………..- ………………………………………- Hồ sơ 02 bản. | ………………………………………………………………………………………… |
(*) Cơ quan điều tra căn cứ Điều 36 BLTTHS, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra căn cứ Điều 39 BLTTHS.
Lệnh này đã được giao cho người bị bắt 01 bản vào hồi …… giờ …… ngày …… tháng ……năm…………….
NGƯỜI BỊ BẮT
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu phong toả tài sản
Mẫu số: 77BH theo TT số 61/2017/TT-BCAngày 14/12/2017 |
………………………………………………………………………………………………………………………………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc_________________ |
______________Số:…………………………. | ……………………, ngày ……… tháng ………. năm………….. |
LỆNH PHONG TỎA TÀI SẢN
Tôi:
Chức vụ:
Căn cứ(2)
;
Căn cứ Điều 36 và Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự,
RA LỆNH:
Phong tỏa tài sản:
tại: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..của:
Họ tên: ……………………………………………………………………………………………………………………………………….. Giới tính:
Tên gọi khác:
Sinh ngày ………… tháng ………… năm …………………. tại
Quốc tịch: …………………………………………; Dân tộc: ………………………………………………; Tôn giáo:
Nghề nghiệp:
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày………… tháng ………… năm ………………. Nơi cấp:
Nơi cư trú:
(Bằng chữ )
Phân công ông/bà:
là Điều tra viên thụ lý vụ án có trách nhiệm tổ chức thi hành Lệnh này.
Ngay sau khi nhận được Lệnh phong tỏa tài khoản, tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước(3):
đang quản lý tài khoản, tài sản của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và có trách nhiệm quản lý cho đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nếu người được giao thực hiện Lệnh phong tỏa, quản lý tài sản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền ra Lệnh phong tỏa tài sản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Lệnh này gửi đến Viện kiểm sát
để biết trước khi thi hành.
Nơi nhận:– VKS ……………………………………………………………- Người được phân công tổ chức thi hành;- Người quản lý tài khoản bị phong tỏa;- Hồ sơ 02 bản. | ……………………………………………………………………………………………. |
Mời bạn xem thêm
- Doanh nghiệp mới thành lập chưa phát hành hóa đơn có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không?
- Mẫu đơn yêu cầu xử lý hình sự mới
- Mẫu đơn tố giác tội phạm hình sự mới
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa người bị khởi tố hình sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu Lệnh bắt giữ hình sự và phong tỏa tài sản” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về xin phép bay flycam Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn
1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
Như vậy, bắt người là một biện pháp ngăn chặn và không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án nhân dân; quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân; trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Phong tỏa tài sản là biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Phong tỏa tài sản trong tố tụng dân sự bao gồm:
– Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ:
Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
– Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ:
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Phong tỏa tài sản là biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Đây là lệnh bắt buộc thực hiện.