Hiện nay với sự phát triển của dân số cũng như sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày một tăng cao. Nhiều người dân có nhu cầu muốn được Nhà nước cấp đất để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết rõ các quy định về vấn đề giao đất này cũng như chưa biết cách viết đơn xin cấp đất. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ hướng dẫn bạn viết ” mẫu đơn xin cấp đất giãn dân”.
Câu hỏi: Chào Luật sư, gi đình tôi có 4 anh em, hiện nay anh cả và anh hai nhà tôi đã lập gia đình nhưng vẫn đang chung sống vói bố mẹ tôi. Luật sư cho tôi hỏi là gia đình tôi có thể xin cấp đất để xây dựng nhà ở không ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Giao đất là gì?
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Nhà nước giao quyền sử dụng đất; (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất; để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất gồm giao đất có thu tiền và không thu tiền sử dụng đất.
Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giao đất; dựa trên 02 căn cứ theo điều 52 Luật Đất đai năm 2013 như sau: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hoặc Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất.
Giao đất không thu tiền sử dụng đất
Giao đất không thu tiền sử dụng là chính sách của Nhà nước đối với một số đối tượng người sử dụng đất. Để được giao đất thì cần viết đơn xin giao đất gửi ủy ban nhân dân cấp huyện; nếu là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; gửi ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu là tổ chức, cơ sở tôn giáo.
Cụ thể các trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; theo Luật Đất đai năm 2013 được quy định tại Điều 54 Luật đất đai 2013 như sau:
“Điều 54. Giao đất không thu tiền sử dụng đất Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;
3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;
5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này”.
Khi người sử dụng đất thuộc 05 trường hợp trên có đơn xin giao đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định giao đất cho các đối tượng trên.
Giao đất có thu tiền sử dụng đất
Nhà nước căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hoặc nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất; thì nhà nước sẽ xem xét và tiến hành giao đất và có thu tiền sử dụng đất đối với từng trường hợp.
Khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; thì người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước một khoản tiền nhất đinh. Căn cứ theo điều 55 Luật Đất đai thì Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; trong các trường hợp sau đây:
“ Điều 55. Giao đất có thu tiền sử dụng đất
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
2. Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
4. Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng”.
Đối với các đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoà; tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất; dưới hình thức nộp tiền thuê đất một lần hoặc tham gia đấu giá đất do Nhà nước tổ chức; đối với đất dự án xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê; mà đã nộp tiền thuê đất một lần bằng với số tiền sử dụng đất phải nộp; như trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với đất ở; hoặc theo giá đất trúng đấu giá theo quy định tại Luật Đất đai năm 2003.
Trường hợp các đối tượng này có nhu cầu chuyển sang giao đất có thu tiền sử dụng đất; theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì không phải nộp tiền sử dụng đất. (Khoản 5 Điều 20 Nghị định 45/2014/NĐ-CP).
Mẫu đơn xin cấp đất giãn dân
Mời bạn xem và tải Mẫu đơn xin cấp đất giãn dân tại đây:
Hướng dẫn cách viết đơn
Phần thông tin người làm đơn đề nghị hỗ trợ:
– Tôi tên là: Viết đầy đủ họ, tên đệm, tên theo giấy khai sinh/CMND/CCCD bằng chữ in hoa
– Sinh năm: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh
– Chứng minh nhân dân số: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có)
– Hộ khẩu thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
– Hiện đang cư trú tại: Ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Phần thông tin người đề nghị hỗ trợ tái định cư (trường hợp người dề nghị là tổ chức)
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế: Ghi thông tin trên GĐKKD
Phần thông tin của người đại diện hợp pháp theo pháp luật
– Người đại diện theo pháp luật: Ông: Ghi rõ họ tên ằng chứ in hoa, có dấu
– Chức vụ: Ghi theo chức vụ đang đảm nhiệm ở thời điểm hiện tại
– Chứng minh nhân dân số: Ghi theo thông tin trên Chứng minh nhân dân
– Người làm đơn đề nghị trình bày rõ sự việc và lý do có quyền được bố trí tái định cư, ví dụ, thuộc diện bị thu hồi đất,…)
– Viết lời cam đoan
– Người làm đơn kỹ và ghi rõ họ tên
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mẫu đơn xin cấp đất giãn dân” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Tra cứu thông tin quy hoạch; Tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Xác nhận độc thân; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Bảo hiểm nhân thọ có phải đa cấp không?
- Hợp đồng lao động thời vụ
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 195, Điều 197 Luật đất đai năm 2013; và căn cứ Điều 60, Điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ – CP của Chính phủ ngày 15 tháng 05 năm 2014; hướng dẫn Luật đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất muốn được giao đất thì phải làm hồ sơ để xin giao đất.
Hồ sơ xin giao đất, gồm:
– Đơn xin giao đất;
– Văn bản thoả thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư; hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình; của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định.
Theo đó người sử dụng đất phải tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan tài nguyên và môi trường; để được thẩm định hồ sơ.
Bước 1: Người có nhu cầu xin giao đất lập đầy đủ hồ sơ theo quy định; và nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bước 2: Sở tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ; xem mục đích xin giao đất và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương; nơi người sử dụng đất xin giao đất có phù hợp với kế hoạch phát triển của Nhà nước.
Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra; và chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất làm trích lục bản đồ địa chính; hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính; (đối với các dự án sử dụng đất để xây dựng các công trình trên phạm vi rộng như đê điều; thủy điện, đường điện, đường bộ, đường sắt, đường dẫn nước, đường dẫn dầu…), trích sao hồ sơ địa chính.
Bước 4: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm gửi số liệu địa chính; cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
Bước 5: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ địa chính; xác minh thực địa; trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao đất.