Có lẽ mã vạch không còn là điều xa lạ gì khi chúng ta khi thấy qua không ít ở những sản phẩm tiêu dùng mà chúng ta mua hằng ngày. Hàng hoá mang mã vạch 490 càng là một mã vạch được quan tâm khi mọi người đặt ra câu hỏi tại sao nó lại xuất hiện nhiều đến thế trên thị trường và nguồn gốc của nó ở đâu. Bài viết mã vạch 490 của nước nào dưới đây của Luật sư X sẽ phân tích cho các bạn độc giả về vấn đề này.
Nội dung tư vấn
Mã vạch 490 của nước nào?
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu về định nghĩa của mã vạch. Khi mua một sản phẩm nào đó, ngoài việc quan tâm đến hình thức, tác dụng, hạn sử dụng thì xuất xứ của sản phẩm cũng được quan tâm không kém. Hiện nay, có không ít những hàng hoá bị làm giả, làm nhái, đặc biệt là những hàng hoá về mỹ phẩm, thực phẩm mỗi ngày. Điều này đặt một giấu chấm hỏi lớn về chất lượng sức khoẻ và sự an toàn của người tiêu dùng khi mua và sử dụng một sản phẩm nào đó. Để giải quyết cho vấn đề đó thì việc in lên nhãn mác, bao bì một ký hiệu nhận dạng – mã vạch là một điều không thể thiếu trong công đoạn sản xuất nhằm tạo nên sự tin cậy đối với người tiêu dùng.
Thay vì việc phải đánh một chuỗi dữ liệu thì chúng ta chỉ cần quét mã vạch là đã có thể kiểm tra được các thông tin của hàng hóa. Mã vạch là một dãy số hoặc chữ, tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng. Để mã hóa mã vạch cần nhiều thông tin để mã hóa như số hiệu đơn hàng, số seri, số lô hàng, số hiệu pallet…
Muốn in được mã vạch thì cần có phần mềm và máy in nhãn chuyên nghiệp. Mã vạch chia làm hai phần đó là khoảng trắng, vạch thẳng chỉ có thiết bị chuyên dụng mới đọc được và phần số thì con người đọc được.
Cấu tạo của mỗi mã vạch
Trong giao dịch thương mại tồn tại hai hệ thống cơ bản về mã số hàng hóa:
Hệ thống mã số hàng hóa được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ và Canada, là hệ thống UPC được lưu hành từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX cho đến nay.
Hệ thống mã số hàng hóa được sử dụng rộng rãi ở các thị trường còn lại của Thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Á,… Trong đó phổ biến là hệ thống EAN (European Artcle Number). Trong hệ thống mã số hàng hóa EAN có hai loại ký hiệu con số: EAN-13 và EAN-8.
+ EAN-13 là dãy số gồm 13 số chữa nguyên (từ 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 04 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau:
Nhóm 1: Từ trái sang phải, 03 chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ).
Nhóm 2: Tiếp theo gồm 04 chữ số là mã số về doanh nghiệp.
Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.
Cách đọc các thông tin trên mã vạch sản phẩm cụ thể như sau:
Bạn không cần để ý đến các sọc ngang to nhỏ khác nhau trên mã vạch, chỉ quan tâm đến 13 chữ số trên đó. Ba số đầu ( từ trái sang phải ) của dãy số này cung cấp thông tin về nước sản xuất, bốn chữ số tiếp theo là thông tin về doanh nghiệp sản xuất, năm chữ số tiếp theo nữa là thông tin về sản phẩm. Số cuối cùng là mã số dùng để kiểm tra tính hợp lệ của mã vạch sản phẩm.
Mã vạch 490 là của nước nào?
Nếu bạn đang băn khoăn không biết sản phẩm có mã vạch 490 có nguồn gốc từ đâu? Thì câu trả lời đó là các sản phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản. Khi mua hàng bạn nên để ý đến những con số này để tránh việc mua lầm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng quét mã vạch ngay trên chiếc điện thoại thông minh của mình.
Chỉ cần nhập mã vạch hoặc chụp lại hình ảnh và up lên, ngay lập tức bạn đã biết được nguồn gốc, nơi xuất xứ của món hàng đó mà không phải tốn quá nhiều thời gian.
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng hàng Nhật, tuy nhiên, làm thế nào để tránh mua phải các sản phẩm hàng giả, nhái mới chính là nỗi lo lớn nhất khiến nhiều người đau đầu. Đặc biệt, khi công nghệ làm giả ngày càng tinh vi hơn với các thủ đoạn khó lượng bạn sẽ rất khó phân biệt được sự khác nhau giữa hàng fake và hàng chính hãng, nếu không có những kiến thức cần thiết cho riêng mình.
Một số phần mềm hỗ trợ check mã vạch
Tuy chúng ta có thể kiểm tra mã vạch bằng các chữ số có trên bao bì, thế nhưng những chữ số này dễ bị làm nhái bởi những công nghệ làm hàng giả hiện nay. Chính vì vậy, các mã vạch sẽ là cơ sở để chúng ta có thể củng cố sự tin tưởng, vì việc làm giả các mã vạch này sẽ rất khó khăn.
iCheck
Một trong những phần mềm giúp check mã vạch được sử dụng khá nhiều tại Việt Nam đó chính là iCheck Scanner. Phần mềm này có thể sử dụng cho cả 2 hệ điều hành iOS và Android. Những tính năng chính của iCheck mà bạn nên biết đó là:
- Hỗ trợ quét các loại mã vạch và mã QR: Kiểm tra thông tin sản phẩm bằng cách scan mã vạch, mã QR có trên bao bì của sản phẩm một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
- Check và truy xuất thông tin, nguồn gốc sản phẩm: Ứng dụng sẽ giúp bạn truy xuất được thông tin sản phẩm như nguồn gốc, nhà sản xuất, hạn sử dụng….
- Tìm và mua nhanh sản phẩm: Bạn còn có thể tìm và mua sắm online với nhiều trung tâm, cửa hàng khác nhau với uy tín và chất lượng hàng đầu.
- Xem nhanh đánh giá sản phẩm của người dùng: Ứng dụng hiển thị các đánh giá, cảm nhận của khách hàng một cách khá chân thực, giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng của sản phẩm.
Barcode Việt
Tương tự với ứng dụng iCheck, Barcode Việt cũng là công cụ hỗ trợ người tiêu dùng phát hiện hàng giả, hàng nhái qua tính năng quét mã vạch. Sử dụng được cho cả 2 hệ điều hành Android và iOS, ứng dụng này nổi bật với 4 tính năng chính đó là:
- Truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Quét mã vạch, mã QR code giúp người tiêu dùng sản phẩm có thể truy xuất nguồn gốc của một sản phẩm bất kỳ.
- Hiển thị thông tin sản phẩm: Bạn sẽ nắm được thông tin về sản phẩm như giá cả, đơn vị sản xuất, feedback của người tiêu dùng, hướng dẫn sử dụng…
- Tra cứu thông tin sản phẩm: Bạn chỉ cần nhập thông tin liên quan đến sản phẩm cần tra cứu, ứng dụng sẽ hiển thị sản phẩm liên quan và cung cấp các thông tin của sản phẩm.
- Liên kết với iCheck, nhận khuyến mãi: Ứng dụng này liên kết trực tiếp với iCheck, giúp bạn mua sắm, thanh toán trực tiếp và nhận được những ưu đãi từ các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Có thể bạn quan tâm
- Tờ trình mất thẻ đảng viên bao gồm những gì?
- Phiếu cập nhật chỉnh sửa thông tin dân cư năm 2022
- Mẫu hồ sơ chốt sổ BHXH 2021 gồm những nội dung gì? (luatsux.vn)
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Mã vạch 490 của nước nào theo cập nhật mới nhất. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty tnhh, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Quét mã vạch của một sản phẩm là cách thức đơn giản nhất để người dùng xác định được hàng thật hay hàng giả, hàng nhái. Muốn cho một sản phẩm chất lượng được phép lưu thông trên thị trường phải có mã vạch được đăng kí và cấp giấy chứng nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Mã vạch sản phẩm còn giúp doanh nghiệp sản xuất và nhà nước có thể dễ dàng quản lí các sản phẩm hơn.
Mã vạch 1D (hay còn gọi là mã vạch 1 chiều, mã vạch tuyến tính) có các vạch đen xen kẽ những khoảng trắng song song và không đều nhau, thường đi kèm cùng dãy số hoặc dãy chữ số bên dưới. Khả năng mã hóa trung bình của mã vạch 1D nằm trong khoảng từ 20 – 25 ký tự.
Mã UPC là một chuỗi 11 số (có giá trị từ 0 đến 9) và có một số kiểm tra ở cuối để tạo ra một chuỗi số mã vạch hoàn chỉnh là 12 số. Được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Australia, New Zealand, châu Âu,… Loại mã được sử dụng phổ biến nhất là UPC-A. Ngoài ra còn có UPC-B, UPC-C, UPC-D, UPC-E, UPC-2, UPC-5.
Mã EAN là bước phát triển kế tiếp của UPC, thuộc quyền quản lý của EAN – UCC, thường chứa 13 số còn được gọi là EAN-13. Còn EAN-8 có chứa 8 chữ số, dùng trong trường hợp tem không đủ chỗ cho 13 số hoặc sản phẩm có kích thước nhỏ, doanh nghiệp có số loại sản phẩm cần định danh ít.