Chào Luật sư. Tôi là lao động lành nghề. Hiện tại, tôi muốn làm việc tại một hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa nắm được một số vấn đề. Vậy nếu tôi làm việc tại đây, tôi có cần ký hợp đồng lao động không? Ký hợp đồng với hộ kinh doanh cá thể như thế nào? Khi ký, tôi cần lưu ý điều gì? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư! Xin cảm ơn !
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”
Đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh; thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh; người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Hộ kinh doanh và doanh nghiệp đều được coi là các tổ chức kinh tế; thực hiện các hoạt động thương mại; tuy nhiên hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp.
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể
Theo khoản 1 Điều 82 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh chỉ được cấp cho hộ kinh doanh đáp ứng các điều kiện:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định
- Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Ký hợp đồng với hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
Ký hợp đồng lao động với hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 13 Bộ Luật lao động năm 2019: “Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.” Do đó, bạn là chủ hộ kinh doanh thuê lao động thì bạn vẫn phải giao kết hợp đồng lao động.
Tùy theo tính chất, mức độ của công việc mà bạn có thể lựa chọn loại hợp đồng quy định tại Điều 20 Bộ luật lao động 2019. Gồm:
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- Hợp đồng dạy nghề
- Hợp đồng thử việc
Trong trường hợp bạn mới nhận người lao động vào làm việc, bạn có thể giao kết hợp đồng thử việc trước. Thời hạn giao kết hợp đồng thử việc không được quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Cần chú ý gì khi ký hợp đồng lao động với hộ kinh doanh cá thể?
Loại hợp đồng lao động
HĐLD sẽ được giao kết theo một trong các loại sau đây:
- HĐLĐ không xác định thời hạn.
- HĐLĐ xác định thời hạn, trong đó hai bên xác định thời hạn; thời điểm chấm dứt của hợp đồng lao động trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Hình thức hợp đồng lao động
BLLĐ 2019 tiếp tục ghi nhận 02 hình thức của hợp đồng theo quy định hiện nay là bằng lời nói; và bằng văn bản. Bên cạnh đó, Bộ luật này đã bổ sung thêm hình thức HĐLĐ điện tử.
Bên cạnh đó; đối với BLLĐ 2012 giao kết HĐLĐ bằng lời nói áp dụng đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng.
Còn ở khoản 2 Điều 14 BLLĐ 2019: “Hai bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18; điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”
Nội dung của hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên; chức danh của người giao kết HĐLĐ bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú; số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân; hoặc hộ chiếu của người giao kết HĐLĐ bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của HĐLĐ;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh; hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Nội dung thử việc
Nội dung thử việc có thể được quy định trong HĐLĐ
BLLĐ 2019 cho phép thỏa thuận nội dung thử việc; ghi trong hợp đồng lao động quy định tại Điều 24 Bộ luật này.
Bổ sung quy định thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp; theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý; sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất; kinh doanh tại doanh nghiệp (khoản 1 Điều 25 BLLĐ 2019).
Mời bạn xem thêm:
- Lao động tự do Hà Nội không phải về quê xác nhận hỗ trợ Covid-19
- Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất hiện nay
- Phân biệt trong tuyển dụng lao động bị xử lý thế nào?
Thông tin liên hệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Ký hợp đồng với hộ kinh doanh cá thể như thế nào?″. Nếu quý khách có nhu cầu mẫu đơn xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; cách tra cứu thông tin quy hoạch, giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tương tự với hình thức doanh nghiệp tư nhân, hiện tại hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân. Có thể thấy, hộ kinh doanh có thể xem là mô hình thu nhỏ đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân. Chủ sở hữu là cá nhân, chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 13 Bộ Luật lao động năm 2019: “Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.” Do đó, bạn là chủ hộ kinh doanh thuê lao động thì bạn vẫn phải giao kết hợp đồng lao động.
Chủ hộ kinh doanh là chủ thể có thẩm quyền ký kết hợp đồng.