1. Home
  2. Docs
  3. Hành chính
  4. Hướng dẫn
  5. Đi cai nghiện bắt buộc có xem là có tiền sự không ?

Đi cai nghiện bắt buộc có xem là có tiền sự không ?

Công tác bảo đảm an ninh trật tự xã hội ngày càng được siết trặt. Tình trạng người cao nghiện bắt buộc ngày càng nhiều, điều này giúp công tác cải tạo người nghiện được đảo bảo có hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề đang được quan tâm đến liên quan đến tiền sự. Vậy khi đi cai nghiện bắt buộc, có bị coi là có tiền sự không ? Hãy cùng luật sư X giải qua bài viết dưới đây.

Người có tiền sự là gì ?

Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính; xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm; nhưng chưa đến mức xử lý hình sự; mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.

Biện pháp xử lý hành chính

Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh; trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm; bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”

Đi cai nghiện bắt buộc có xem là có tiền sự

Căn cứ Điều 95, 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định như sau:

Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính; áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã; phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện; hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định để chữa bệnh; lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Do cai nghiện bắt buộc cũng là một biện pháp xử lý hành chính; nên nếu chưa được xóa việc áp dụng biện pháp hành chính; người đi cai nghiện bắt buộc sẽ bị coi là có tiền sự.

Thời hạn xóa tiền sự

Về thời hạn xóa tiền sự; người đã đi cai nghiện bắt buộc sẽ được xóa tiền sự sau 02 năm cai nghiện xong; hoặc sau 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái nghiện. Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định :

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo; hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác; hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm; thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm; kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Các trường hợp bắt buộc cai nghiện

Cụ thể, theo Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 136/2016/NĐ-CP; có 3 trường hợp sẽ phải áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm:

1- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên; có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã; phường, thị trấn do nghiện ma túy; hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã; phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

Có thể hiểu, người từ đủ 18 tuổi trở lên; có nơi cư trú ổn định sau khi bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong một thời gian nhất định mà không có hiệu quả thì mới bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên; có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.

3- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.

Như vậy; ngoài 3 trường hợp trên người nghiện ma túy cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc đều không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.

Thời gian cai nghiện bắt buộc là bao lâu?

Theo khoản 2 Điều 95 Luật Xử lý vi phạm hành chính; thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 – 24 tháng (tức là từ 01 – 02 năm).

Khác với cai nghiện tự nguyện, thời gian cai nghiện tùy thuộc vào nguyện vọng của người nghiện ma túy; hoặc gia đình của người nghiện ma túy; thời gian có thể kéo dài tối thiểu từ 20 ngày – 6 tháng, kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện.

Lưu ý: Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với:

  • Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
  • Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
  • Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Xem thêm bài viết : Buôn lậu sẽ bị xử phạt như thế nào ?

Trên đây là tư vấn của luật sư X ; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc; và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người có tiền sự là gì ?

Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.

Đi cai nghiện có bị coi là có tiền sự không ?

Do cai nghiện bắt buộc cũng là một biện pháp xử lý hành chính nên nếu chưa được xóa việc áp dụng biện pháp hành chính, người đi cai nghiện bắt buộc sẽ bị coi là có tiền sự.

Đi cai nghiện có bị coi là có tiền sự không ?

Về thời hạn xóa tiền sự, người đã đi cai nghiện bắt buộc sẽ được xóa tiền sự sau 02 năm cai nghiện xong hoặc sau 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái nghiện.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tags ,

How can we help?