1. Home
  2. Docs
  3. Hành chính
  4. Hướng dẫn
  5. Mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con thế nào?

Mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con thế nào?

Nhằm giúp đỡ mẹ đơn thân trong việc làm giấy khai sinh cho con; Luật Sư X xin hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con của mẹ đơn thân theo đúng quy định pháp luật hiện hành; cụ thể qua câu hỏi của chị Nguyễn Hồng A :

Xin chào Luật Sư , tôi là mẹ đơn thân, cuối năm 2019 đầu 2020 tôi sinh đôi 2 bé. Mẹ tôi ra phường làm khai sinh cho bé. Nhưng người làm hộ tịch không làm với lý do phải có giấy kết hôn mới được làm khai sinh. Trên phường đã từ chối không cho tôi làm khai sinh cho con. Tôi mong muốn nhận được thông tin từ Luật sư để sớm khai sinh cho cháu. Tôi xin cảm ơn.

Giấy khai sinh là gì?

Trước khi Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con của mẹ đơn thân; các bà mẹ đơn thân cần phải nắm bắt một số thông tin quan trọng liên quan đến giấy khai sinh như giấy khai sinh là gì?

  • Khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định:

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh.

Nội dung đăng ký khai sinh gồm: Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Lưu ý: Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam; và pháp luật dân sự. Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.

Thẩm quyền cấp giấy khai sinh

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch 2014; thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã); hoặc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện) nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ có thẩm quyền cấp giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Thời điểm đăng ký giấy khai sinh

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác; hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em (khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014).

Theo đó, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, bạn có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho 02 bé; trường hợp bạn không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông; hoặc bà hoặc người thân thích khác có thể đăng ký khai sinh cho bé.

Căn cứ vào thông tin bạn nêu; đối chiếu với quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

Việc cán bộ tư pháp – hộ tịch từ chối không đăng ký khai sinh cho bé; do không có Giấy chứng nhận kết hôn là chưa đúng quy định của pháp luật và không có luật mới nào năm 2019 quy định như trên.

Do đó, bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho bé (tham khảo hồ sơ tại đây). Trường hợp cán bộ tư pháp – hộ tịch vẫn từ chối; bạn có thể khiếu nại tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành thủ tục để được giải quyết.

Trình tự, thủ tục làm giấy khai sinh

Bước 1

Chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ đăng ký giấy khai sinh bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh
  • Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh;

Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

Lưu ý: người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng

đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của sự việc mà mình làm chứng).

Ngoài ra, mẹ đơn thân phải xuất trình: Bản chính Giấy chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của mẹ.

Bước 2

Nộp hồ sơ đăng ký giấy khai sinh. Người nộp hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký hộ tịch thuộc UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi người mẹ đang cư trú.
Lưu ý:

  • Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. Hồ sơ được nộp tại UBND cấp xã.
  • Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định của pháp luật thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Bước 3

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh
Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh là 01 ngày làm việc.

Trên đây là tư vấn của luật sư X ; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư; hãy sử dụng dịch vụ hành chính hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Xem thêm: https: Ý nghĩa dãy số trên Căn cước công dân gắn chip ?

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đăng ký khai sinh bao gồm những gì ?

Hồ sơ đăng ký khai sinh bao gồm:
Tờ khai đăng ký khai sinh
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh;
Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

Thời điểm đăng ký giấy khai sinh là khi nào ?

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em (khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014)

Thẩm quyền cấp giấy khai sinh

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) hoặc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện) nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ có thẩm quyền cấp giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tags , ,

How can we help?