Công chứng và chứng thực là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên không ít người vẫn nhầm tưởng công chứng và chứng thực là một. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để hiểu rõ công chứng và chứng thực khác nhau như thế nào nhé!
Công chứng và chứng thực khác nhau như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành một số loại hợp đồng, văn bản bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định. Nếu không thực hiện thủ tục này thì các giao dịch đó sẽ bị coi là vô hiệu. Ví dụ như mua bán, tặng cho quyền sử dụng đất, nhà ở,…
Trong các giao dịch trên thực tế như dân sự, kinh tế, thương mại khi có tranh chấp xảy ra các bên trong hợp đồng thường về tìm các căn cứ để bảo về cho quyền và lợi ích của ích. Để đảm bảo an toàn mặt pháp lý cho các giao dịch này thì các bên cần phải có các tài liệu đã thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Hay có thể nói các khác công chứng, chứng thực chính là một loại chứng cứ đáng tin cậy và có hiệu lực pháp lý cao hơn so với các giấy tờ không được công chứng, chứng thực hay các chứng cứ chỉ được trình bày bằng miệng.
Từ đó có thể thấy rằng công chứng, chứng thực là một công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo về quyền và bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân khi; hạn chế tối đa việc xảy ra tranh chấp; tạo ra sự ổn định trong các giao dịch về dân sự, giao dịch về tài sản.
Ngoài ra các văn bản đã được công chứng, chứng thực có hiệu lực pháp lý cao khi có xảy ra tranh chấp trừ trường hợp các văn bản đã được công chứng, chứng thực bị tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Công chứng và chứng thực khác nhau ở điểm nào?
Một số tiêu chí để phân biệt công chứng và chứng thực như sau:
Tiêu chí | Công chứng | Chứng thực |
Khái niệm | Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. | Văn bản chứng thực là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Khoản 8 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP: Có 4 hoạt động chứng thực sau: – Cấp bản sao từ sổ gốc – Chứng thực bản sao từ bản chính – Chứng thực chữ ký – Chứng thực hợp đồng, giao dịch |
Hình thức | Khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định hình thức của văn bản công chứng là những hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận. | Khoản 8 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định hình thức của văn bản chứng thực là những giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực. |
Đặc điểm | – Công chứng là hành vi của Công chứng viên. – Là việc chứng nhận các hợp đồng, lập hợp đồng giao dịch (đây là nội dung giúp phân biệt công chứng với các hoạt động hành chính khác). – Có giá trị chứng cứ, giá trị thực hiện (vì nó được công chứng viên xác nhận, có tính hợp pháp). – Được nhà nước thực hiện quản lý. – Phạm vi công chứng là những giao dịch, những hợp đồng bắt buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật cũng như các giao dịch khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức mà không trái với quy định của pháp luật. – Đảm bảo tính hợp pháp của nội dung hợp đồng, giao dịch. | – Chứng thực là hành vi của Công chứng viên hoặc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. – Là hoạt động thường xuyên gắn liền với đời sống của con người. – Chứng thực, xác nhận giấy tờ, sự việc là có thật, đúng với thực tế. – Xác thực tính chính xác, tính có thật của tất cả các văn bản, sự kiện pháp lý. – Người thực hiện chứng thực không chịu trách nhiệm về nội dung. |
Thẩm quyền | – Tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng, Văn phòng công chứng. – Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài. | – Phòng Tư pháp cấp huyện. – Ủy ban nhân dân cấp xã. – Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. – Công chứng viên. |
Giá trị pháp lý | – Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. – Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. – Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. – Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. Điều 5 Luật Công chứng 2014 | – Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. – Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. – Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. – Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP |
Mặc dù công chứng và chứng thực là hai hoạt động khác nhau nhưng đều phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Khách quan, trung thực (không vì lợi ích cá nhân, mối quan hệ làm ảnh hưởng đến bên thứ ba).
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng, chứng thực.
- Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
Có thể bạn quan tâm:
- Văn phòng công chứng có công chứng sơ yếu lý lịch không?
- Công chứng bằng tốt nghiệp cần những gì?
- Công chứng giấy khai sinh cho con ở đâu?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Công chứng và chứng thực khác nhau như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Luật Công chứng 2014 thì công chứng là việc công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng sẽ thực hiện chứng nhận tính xác thực, chứng nhận tính hợp pháp của một giao dịch dân sự, của một hợp đồng bằng văn bản.
Công chứng viên thực hiện xác nhận tính hợp pháp, xác nhận tính chính xác và giao dịch không được trái với đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại.
Hiện nay chưa có khái niệm về chứng thực tuy nhiên có thể hiểu chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm chứng cho các giao dịch dân sự đảm bảo tính hợp lệ, đảm bảo tính chính xác và hợp pháp của các bên khi tham gia trong giao dịch.
Theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ thì chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính sẽ thực hiện việc chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Chứng thực giao dịch, chứng thực hợp đồng là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về địa điểm giao kết hợp đồng, thời gian, giao dịch, năng lực hành vi dân sự của các bên, ý chí tự nguyện, chữ ký của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.