Xin chào Luật sư. Tôi tên là Ngọc Thu. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không? Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn như những loại hình doanh nghiệp khác? Hình thức góp vốn mua cổ phần sáp nhập mua lại doanh nghiệp được quy định thế nào? Mong được luật sư giải đáp.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp lý
Có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
căn cứ theo quy định trên, doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập vào công ty khác, cụ thể là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Sở dĩ có quy định này là do doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, do đó đây là đơn vị không có tư cách pháp nhân riêng biệt để tham gia vào các tổ chức có sự tách bạch về tài sản cá nhân và tài sản công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn được quyền góp vốn vào công ty khác, Luật Doanh nghiệp năm 2014 chỉ hạn chế quyền đối với doanh nghiệp tư nhân, còn bản thân người đứng đầu doanh nghiệp tư nhân vẫn có quyền tham gia góp vốn, mua cổ phần, phần vố góp vào công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Do vậy, bạn vẫn có thể tham gia góp vốn vào công ty khác với tư cách cá nhân.
Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn
Sự phát triển của định chế công ty ở ta so với định chế tương tự của các nước đi đầu trên thế giới thì ngược hẳn nhau. Ở các nước kia, công ty có trước sau đó mới có luật pháp điều chỉnh nó. Lý do là ở đó do nhu cầu của cuộc sống người ta phải giao ước, hứa hẹn (vay nợ, mua bán, lập hội). Sau đó họ cãi nhau; bèn thưa ra chính quyền; nơi này giải quyết và kết quả giải quyết tạo nên luật pháp. Ở đó thực tại cuộc sống có trước, luật pháp có sau. Đó là sự diễn tiến tự nhiên của lịch sử.
Ở ta luật pháp tạo nên thực tại cuộc sống. Và định chế công ty ở ta đã hình thành trong hoàn cảnh này. Trước năm 1990, không có DNTN hay công ty. Chính Luật Công ty năm 1990 tạo nên chúng; sau đó Luật doanh nghiệp 2000 và 2005 tiếp tục cải tiến chúng. Vì từ luật pháp mà ra nên các loại hình doanh nghiệp được sắp xếp theo sự hợp lý: DNTN, hợp danh, trách nhiệm hữu hạn… Ở các nước khác, chúng không đi theo trình tự hợp lý đó. Lý do là từ trong cuộc sống chúng nảy sinh và không chính quyền nào muốn đụng cho đến khi có sự tranh chấp xảy ra trong nội bộ của chúng; chính quyền can thiệp và chúng trở thành một định chế theo luật pháp. Chẳng hạn ở Anh, nước phát triển nhất trong thế kỷ 19 và trở thành mẫu mực cho các nước khác về các loại hình doanh nghiệp, thì luật công ty cổ phần của họ có vào năm 1862, trong khi luật công ty hợp danh mãi đến năm 1890 mới có, còn DNTN không có luật! Đấy là vì người ta coi DNTN là một con người (một thể nhân trên 18 tuổi) và hoạt động của nó bị chi phối bởi các luật căn bản dành cho thể nhân kia (hợp đồng, dân sự…). Thành ra nếu chúng ta lấy các khái niệm pháp lý trong luật pháp của mình, vốn phát sinh theo sự hợp lý, để suy ra những thứ tương tự trong luật của các nước, vốn phát sinh theo nhu cầu cuộc sống, thì nhiều lúc thấy khó hiểu và dễ hiểu sai. Do đó phải đi riêng lẻ vào từng khái niệm pháp lý nhất định.
Hình thức góp vốn mua cổ phần sáp nhập mua lại doanh nghiệp
Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện thủ tục như sau:
1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp đó làm thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Trường hợp nhà đầu tư mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư
3. Trường hợp nhà đầu tư góp vốn để đầu tư thì phải làm thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
4. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Nghị định này. Hồ sơ sáp nhập, mua lại doanh nghiệp gồm:
a) Văn bản đề nghị sáp nhập, mua lại doanh nghiệp gồm các nội dung: tên, địa chỉ và người đại diện của nhà đầu tư nước ngoài sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện, vốn điều lệ và lĩnh vực hoạt động của doanh bị sáp nhập, mua lại; tóm tắt thông tin về nội dung sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; đề xuất (nếu có);
b) Quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông về việc bán doanh nghiệp;
c) Hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp bao gồm những nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại; thủ tục và điều kiện sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; phương án sử dụng lao động; thủ tục, điều kiện và thời hạn chuyển giao tài sản, chuyển vốn, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập, mua lại; thời hạn thực hiện việc sáp nhập, mua lại; trách nhiệm của các bên;
d) Điều lệ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại;
đ) Dự thảo điều lệ của doanh nghiệp sau khi được phép sáp nhập, mua lại (nếu có sự thay đổi).
e) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài gồm: bản sao quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Dịch vụ tư vấn mua bán doanh nghiệp nhanh chóng năm 2022
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn Luật doanh nghiệp 2020 là gì?
- Mức phạt giả mạo thương hiệu doanh nghiệp năm 2022
Các câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì không đáp ứng đủ hai điều kiện:
– Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập với chủ sở hữu; Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân;
– Doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập khi tham gia quan hệ tố tụng tại Tòa án và Trọng Tài.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.