Việc đóng bảo hiểm xã hội là căn cứ để người lao động được hưởng lương hưu. Nhờ số tiền này, người lao động sẽ có một khoản thu nhập ổn định; để bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động; khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp hay khi hết tuổi lao động. Vậy trường hợp ” trên 60 tuổi có được đóng BHXH không”?.
Câu hỏi: Chào luật sư, công ty tôi vừa tuyển 3 người bảo vệ đều đã trên 60 tuổi. Luật sư cho tôi hỏi là công ty tôi có cần phải đóng BHXH cho những người lao động trên 60 tuổi này không ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình. mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Bảo hiểm xã hội là gì?
Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động; khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện; theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về BHXH nhằm đảm đảm đời sống cho người tham gia.
Căn cứ Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội gồm 02 loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó từng loại hình bảo hiểm được hiểu như sau:
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức; mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình; và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Lợi ích của đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
BHXH bắt buộc được áp dụng đối với người lao động có quan hệ lao động; (làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên); về cơ bản được thực hiện với 5 chế độ: ốm đau, thai sản; tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất; trách nhiệm đóng góp được quy định thuộc về cả người lao động và người sử dụng lao động.
Ngoài các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; mang tính chia sẻ giữa người khỏe mạnh với người bị ốm đau, tai nạn rủi ro; chế độ hưu trí trong chính sách BHXH đang được thiết kế rất có lợi cho người lao động; với mức hưởng đang cao hơn nhiều so với mức đóng góp. Việc mức hưởng đang cao hơn gấp nhiều lần so với mức đóng; trong khi thời gian hưởng dài hơn so với thời gian đóng góp. Ngoài ra, người hưởng lương hưu còn được hưởng chính sách BHYT do Quỹ BHXH bảo đảm; khi qua đời thân nhân được hưởng chế độ mai táng và trợ cấp tuất. Như vậy, việc tham gia BHXH là hoàn toàn có lợi đối với người lao động.
Lợi ích của đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chính sách BHXH tự nguyện được thực hiện đã đem lại lợi ích rất rõ; đó là cơ hội cho tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được chính sách hưu trí – lương hưu khi về già. Đối với những người tham gia BHXH bắt buộc; khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng góp; thì thay vì chỉ được hưởng BHXH một lần như trước đây; có thể đóng tiếp BHXH tự nguyện và lựa chọn phương thức đóng một lần; cho những năm còn thiếu để được hưởng ngay lương hưu.
Người tham gia BHXH tự nguyện có thể lựa chọn mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH; phù hợp với điều kiện tài chính của mình. Người tham gia cũng có thể lựa chọn phương thức đóng rất linh hoạt: đóng hằng tháng; hằng quý, sáu tháng, hằng năm hoặc đóng một lần cho nhiều năm.
Ngoài các quyền lợi về lương hưu hằng tháng; được xác định dựa trên mức đóng và thời gian tham gia của người lao động; mức lương hưu tiếp tục được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt, tăng trưởng kinh tế; và khả năng cân đối của quỹ BHXH từng thời kỳ.
Trên 60 tuổi có được đóng BHXH không
Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động 2019 quy định về độ tuổi nghỉ hưu như sau:
“ Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình; cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường; là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ”.
Theo khoản 1 Điều 148 Bộ luật lao động thì Người lao động cao tuổi; là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
Do đó, người lao động khi đã đủ tuổi hưởng lương hưu vẫn có thể tiếp tục lao động; tại các đơn vị sử dụng lao động.
Việc tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động cao tuổi cũng có nhiều khác biệt đối với từng trường hợp.
Người lao động trên 60 tuổi đang hưởng lương hưu
Người lao động đáp ứng đồng thời về độ tuổi và số năm đóng BHXH; thì sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 149 BLLĐ năm 2019; người lao động đang hưởng lương hưu mà làm việc theo hợp đồng lao động mới; thì ngoài chế độ hưu trí, người lao động còn được được hưởng tiền lương; và các quyền lợi khác theo pháp luật và hợp đồng lao động.
Đồng thời, khoản 9 Điều 123 Luật BHXH năm 2014 cũng nêu rõ:
Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng; mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Từ những căn cứ trên, có thể thấy, khi sử người lao động đang hưởng lương hưu hàng tháng, doanh nghiệp sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc.
Cũng theo khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định; thì thay vì đóng BHXH bắt buộc; nếu người lao động cao tuổi này đang hưởng lương hưu thì ngoài việc trả lương theo hợp đồng; Công ty còn có trách nhiệm trả thêm 1 khoản tiền; tương ứng với mức đóng BHXH bắt buộc vào lương có người lao động đó.
Người lao động trên 60 tuổi không đang hưởng lương hưu
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014; người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đồng thời Luật này cũng giới hạn người hưởng lương hưu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Do đó, người lao động quá tuổi lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu; mà vẫn tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng; vẫn được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề ” Trên 60 tuổi có được đóng BHXH không“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến quy định đăng ký bảo hộ logo công ty; Dò mã số thuế cá nhân; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Đơn xin hỗ trợ di dời nhà ở
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng thửa
- Hợp đồng lao động thời vụ
Câu hỏi thường gặp
Nếu công ty không đóng BHXH cho người lao động cao tuổi là đã vi phạm quy định pháp luật; và sẽ bị xử lý theo quy định khoản 3 Điều 122 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
Điều 122. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này; từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng; chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật; còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền; ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động; để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội
Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP; có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“5. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính; nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Theo đó, người trên 60 tuổi không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hoàn toàn có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu.
Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê cụ thể các chế độ thuộc phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách gồm:
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.