Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động; khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Khi người lao động muốn nghỉ việc tại doanh nghiệp sẽ được làm thủ tục chốt sổ BHXH. Một trong những loại giấy tờ yêu cầu khi làm thủ tục chốt sổ BHXH là các tờ rời. Vậy trong trượng hợp ” Thiếu tờ rời BHXH có chốt sổ được không”.
Câu hỏi: Tuần trước tôi vừa làm thủ tục nghỉ việc ở công ty nhưng khi kiểm tra sổ thì thấy thiếu 1 tờ rời. Tờ này có ý nghĩa gì? Nếu nộp thiếu thì công ty có chốt được sổ cho tôi không ạ?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau của chúng tôi nhé.
Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Theo Khoản 1 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 hiệu lực thi hành ngày 01/01/2016; thì sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
Chốt sổ bảo hiểm xã hội là ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; trên sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị. Việc này được thực hiện khi khi có lao động nghỉ việc, nghỉ hưu; hoặc khi người sử dụng lao động chuyển địa chỉ hoạt động; dẫn đến việc phải thay đổi cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội.
Tờ rời bảo hiểm xã hội
Các trang tờ rời sổ bảo hiểm xã hội là phần quan trọng; ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia gồm: tờ rời hàng năm và tờ rời chốt sổ. Pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định chỉ một số trường hợp nhất định; người lao động mới được cấp lại tờ rời này.
Các trang tờ rời sổ BHXH ghi quá trình đóng BHXH của người tham gia; gồm: tờ rời hàng năm và tờ rời chốt sổ. Trong đó, tờ rời chốt sổ được cấp khi người tham gia ngừng đóng; để bảo lưu thời gian đóng BHXH; bảo hiểm thất nghiệp di chuyển ngoài địa bàn Tỉnh và để giải quyết các chế độ BHXH; bảo hiểm thất nghiệp. Còn tờ rời hàng năm được cấp sau mỗi năm người lao động đóng BHXH; bảo hiểm thất nghiệp, là cơ sở để xác nhận quá trình tham gia BHXH; BHTN đã được đơn vị người lao động nộp đủ tiền tính đến 31/12 của năm tài chính.
Như vậy, tờ rời sổ bảo hiểm xã hội là một phần không thể thiếu của sổ bảo hiểm xã hội; để xác nhận một số thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động…
Thiếu tờ rời BHXH có chốt sổ được không?
Theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; hồ sơ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm gồm:
– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS).
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
– Sổ bảo hiểm xã hội
– Các tờ rời bảo hiểm xã hội.
– Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động; (hoặc giấy tờ khác liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động).
– Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng của người lao động(01 bản/người);
Như vậy, hồ sơ chốt sổ BHXH cần có đầy đủ các tờ rời; nếu thiếu sẽ không đủ điều kiện thực hiện. Vì thế, thiếu tờ rời BHXH không chốt sổ BHXH được. Cần đi làm thủ tục xin cấp lại tờ rời trước khi làm thủ tục chốt sổ BHXH.
Thủ tục cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội
Hiện nay, trong hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần; yêu cầu phải có sổ bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bìa sổ và tờ rời). Vì thế, nếu bạn đã mất tờ rời bạn sẽ không rút được tiền BHXH 1 lần; nên bạn phải làm thủ tục xin cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ đề nghị cấp lại sổ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi khoản 2 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì:
“31. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 27 như sau:
“1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
b) Gộp sổ BHXH:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Về thời gian giải quyết
Căn cứ Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định: Thời gian giải quyết không quá 10 ngày; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; mất, hỏng sổ; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc gộp sổ bảo hiểm xã hội. Có thể kéo dài thời hạn giải quyết thủ tục lên 45 ngày trong trường hợp cần xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác; hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc.
Thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động
Bước 1: Để chốt sổ BHXH thì bạn cần làm thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH đó.
Hồ sơ chuẩn bị cần có để báo giảm lao động:
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-LT theo QĐ 595/QĐ-BHXH năm 2017 thay thế QĐ 959)
- Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó (nếu có)
- Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 bản/người)
- Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
Hoàn thiện các hồ sơ trên rồi gửi cho cơ quan BHXH quản lý
Bước 2: Chốt sổ BHXH
Khi người lao động nghỉ việc tại công ty thì người sử dụng lao động (doanh nghiệp); phải tiến hành thủ tục chốt sổ cho người lao động tại công ty. Thủ tục để chốt sổ khá đơn giản, hồ sơ chốt sổ bhxh bao gồm:
- Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 301, số lượng 2 bản
- Tờ bìa sổ BHXH
- Các tờ rời của sổ ( nếu có, trường hợp người lao động đã tham gia BHXH nhiều lần).
- Đơn đề nghị của người tham gia theo mẫu D01-TS, số lượng 1 bản
Trong quá trình này thì người sử dụng lao động; phải thanh toán hết số tiền đóng BHXH cho người lao động; nếu không thì quy trình sẽ dừng lại; và BHXH sẽ mặc định người lao động còn tham gia BHXH tại công ty; và số tiền đóng BHXH vẫn được BHXH cập nhật bình thường. Khi nào hoàn thành hồ sơ cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tự trừ lại số tiền phải đóng.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Thiếu tờ rời BHXH có chốt sổ được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề ” Thiếu tờ rời BHXH có chốt sổ được không“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến quy định đăng ký bảo hộ logo công ty; tuyên bố giải thể công ty; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Đơn xin hỗ trợ di dời nhà ở
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng thửa
- Hợp đồng lao động thời vụ
Câu hỏi thường gặp
Các trang tờ rời sổ BHXH ghi quá trình đóng BHXH của người tham gia gồm: tờ rời hàng năm và tờ rời chốt sổ. Trong đó, tờ rời chốt sổ được cấp khi người tham gia ngừng đóng để bảo lưu thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp di chuyển ngoài địa bàn Tỉnh và để giải quyết các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. Còn tờ rời hàng năm được cấp sau mỗi năm người lao động đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, là cơ sở để xác nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN đã được đơn vị người lao động nộp đủ tiền tính đến 31/12 của năm tài chính.
Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện sẽ in tờ rời sổ bảo hiểm xã hội khi phát sinh trường hợp:- Xác nhận sổ BHXH cho người lao động khi dừng đóng bảo hiểm xã hội, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.
– Xác nhận quá trình đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến thời điểm người tham gia bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.- Xác nhận, xác nhận lại quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người tham gia khi còn thời gian chưa hưởng.
– Xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp khi có đề nghị của đơn vị hoặc cơ quan thanh tra, kiểm tra.- Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (kể cả các trường hợp đã giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội).
Ngoài ra, sẽ in bìa sổ bảo hiểm xã hội và tờ rời sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người tham gia giải quyết bảo hiểm xã hội một lần còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Kể từ ngày người lao động nghỉ việc, trong khoảng 14 – 30 ngày, doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh phải nộp hồ sơ chốt sổ BHXH lên cơ quan BHXH.