Hiện nay xuất hiện rất nhiều loại tội phạm khác nhau với hình thức phạm tội ngày càng trở nên phức tạp, tinh vi và mức độ nguy hiểm cao hơn gây khó khăn cho quá trình điều tra xác minh sự thật cũng như tình tiết, diễn biến của vụ việc. Xác định nơi xảy ra tội phạm có vai trò hết sức quan trọng trong việc thu thập các thông tin, chứng cứ, xác minh tội phạm để phục vụ cho quá trình điều tra phá án. Vậy việc xác minh nơi xảy ra tội phạm được thực hiện như thế nào? Nơi xảy ra tội phạm có thể bị thay đổi bởi những nguyên nhân nào?
Căn cứ pháp lý
- Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, Trường Đại Luật Hà Nội, năm 2021
Nội dung tư vấn
Xác định nơi xảy ra tội phạm như thế nào?
Hiện trường vụ án hay nơi xảy ra tội phạm là nơi có dấu hiệu của tội phạm thực hiện hành vi phạm tội của mình. Đây là một khoảng không gian nhất định, không gian này có thể là nơi xảy ra hoặc nơi phát hiện ra các dấu vết, vật chứng của vụ án hoặc vụ việc có tính chất hình sự. Nơi phát hiện có thể trùng với nơi xảy ra hoặc không xảy ra vụ án.
Hiện trường vụ án được phân loại như sau:
– Căn cứ vào địa điểm xảy ra vụ việc:
+ Dựa vào địa điểm xảy ra vụ việc, hiện trường được chia thành các loại là hiện trường trong nhà và hiện trường ngoài trời.
+ Có trường hợp hiện trường của vụ việc có sự kết hợp giữa hai loại hiện trường này.
– Căn cứ vào nội dung và tính chất của việc xảy ra:
+ Các trường hợp phạm tội hoặc có tính chất hình sự xảy ra ở các hiện trường khác nhau có thể có nội dung và tính chất khác nhau.
+ Dựa vào căn cứ nêu trên để chia hiện trường thành nhiều loại khác nhau, phù hợp với nội dung và tính chất của vụ việc đã diễn ra và để lại dấu vết, cụ thể như: hiện trường có người chết, hiện trường cướp giật tài sản, ….
– Căn cứ vào tình trạng của dấu vết, vật chứng:
+ Căn cứ vào tình trạng của dấu vết, vật chứng có thể chia thành hai loại: hiện trường còn nguyên vẹn và hiện trường bị xáo trộn.
Ngoài ra, trong thực tế còn có một loại hiện trường khác là hiện trường giả. Đó là loại hiện trường do thủ phạm cố ý dựng lên nhằm đánh lạc hướng, gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong việc nhận định dấu vết, nội dung, tính chất gây án cũng như nhận diện đối tượng nghi vấn của vụ việc thực tế xảy ra.
Có phải bảo vệ hiện trường nơi xảy ra tội phạm không?
Bảo vệ hiện trường là việc tiến hành các biện pháp bảo đảm sự nguyên vẹn của nơi phát hiện ra có dấu hiệu tội phạm. Nhằm ngăn ngừa những tác động làm thay đổi tình trạng của hiện trường nói chung và các dấu vết có ở hiện trường nói riêng cũng như phát hiện và ghi nhận những thông tin thay đổi ở hiện trường có liên quan đến vụ việc đã xảy ra.
BLTTHS năm 2015 không quy định cụ thể về thành phần bảo vệ hiện trường cũng như thẩm quyền và nhiệm vụ của những đối tượng này. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, lực lượng bảo vệ hiện trường rất đa dạng. Họ có thể là cán bộ công an cấp cơ sở, cán bộ địa phương, bảo vệ tại các cơ quan, …. các công dân khác.
Trong trường hợp cần thiết, có thể thành phần bảo vệ hiện trường là lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ được huy động đến để tham gia bảo vệ hiện trường của vụ án.
Nơi xảy tội phạm có thể bị thay đổi do nguyên nhân nào?
Trên thực tế, hiện trường nơi xảy ra vụ án có tính chất hình sự có thể bị thay đổi do thủ phạm tạo dựng hiện trường giả hoặc có thể do một số nguyên nhân khác.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi nơi tội phạm thực hiện hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay có thể thấy, các nguyên nhân làm thay đổi trường vụ án như sau:
– Nguyên nhân chủ quan
- Bằng hành động của ý hoặc vô ý của con người có thể tác động lên dấu vết, vật chứng của hiện trường và làm cho nó bị thay đổi. Có thể là do sự thiếu hiểu biết, sự tò mò hoặc là do sự hốt hoảng của nạn nhân, thậm chí là do người phạm tội cố tình làm thay đổi hiện trường để đánh lạc hướng cơ quan điều tra.
– Nguyên nhân khách quan
- Do súc vật, côn trùng
- Do thiên nhiên
- Do động của nội tại bên trong các dấu vết, vật chứng. Sự tác động này xuất phát từ quá trình vận động vật lý, hóa học, sinh học theo thời gian, dẫn đến sự thay đổi của dấu vết so với ban đầu làm cho dấu vết có thể bị oxi hóa, ăn mòn.
Quy định về việc khám nghiệm hiện trường nơi có dấu hiệu tội phạm
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về việc khám nghiệm hiện trường như sau:
“Điều 201. Khám nghiệm hiện trường
1. Điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
2. Trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến; có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.
3. Khi khám nghiệm hiện trường phải tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình; xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm hiện trường được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.
Trường hợp không thể xem xét ngay được thì tài liệu, đồ vật thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra”.
Theo quy định trên thì khi khám nghiệm phải thực hiện đầy đủ theo các trình tự thủ tục do pháp luật quy định như việc tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình; xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản, điều này được hiểu đó là khi có các dấu hiệu như trên về các kết quả khám nghiệm thì phải được lập thành biên bản để ghi lại quá trình đó, biên bản trong trường hợp này rất quan trọng vì nó có thể làm bằng chứng và tài liệu khi tiến hành tố tụng theo quy định
Liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Xác định nơi xảy ra tội phạm” . Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề tra cứu thông tin quy hoạch. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833 102 102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm
- Cấu thành tội không tố giác tội phạm như thế nào?
- Biện pháp khám xét trong điều tra tội phạm là gì?
- Bị buộc tội thì có được xem là tội phạm hay không?
Câu hỏi thường gặp
Hiện trường xảy ra tội phạm là nơi xuất hiện và tồn tại của nhiều vật chứng, dấu vết ảnh tổng thể về vụ việc. Chính vì thế mà hiện trường có ý nghĩa quan trọng trong việc thu thập các thông tin, tài liệu chứng cứ phục vụ cho quá trình điều tra làm rõ vụ việc. Thông qua nơi xảy ra tội phạm, cơ quan điều tra có thể nhận định, đánh giá về nội dung tính chất cũng như hành động của người phạm tội, làm rõ được mối quan hệ giữa người phạm tội và hiện trường cũng như những thông tin cần thiết khác để phục vụ cho việc điều tra phá án.
Một số phương pháp được sử dụng trong khám nghiệm hiện trường hiện nay là:
+ Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực