Với nhiều lao động, tiền lương là nguồn thu nhập duy nhất để trang trải cuộc sống. Hiểu được ý nghĩa này, pháp luật chỉ cho phép người sử dụng lao động khấu trừ lương của người lao động trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người sử dụng lao động tự ý trừ bớt lương của nhân viên; nhiều trường hợp còn không có lý do. Vậy Tự ý trừ lương của nhân viên có bị phạt hay không?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khấu trừ lương là gì?
Khấu trừ lương là việc người sử dụng lao động tiến hành trừ bớt một phần tiền lương của người lao động theo quy định của pháp luật; để bù vào khoản tiền trước đó đã chỉ hoặc đã bị thiệt hại.
Với quan niệm tiền lương là nguồn sống chính của người lao động và gia đình họ; pháp luật đã ban hành quy định về việc khấu trừ lương chỉ được tiến hành trong trường hợp người lao động phải bồi thường thiệt hại về mặt vật chất; đã tạm ứng lương hoặc đã được trả nhầm từ tháng trước. Trước khi tiến hành khấu trừ lương của người lao động; người sử dụng lao động phải thảo luận với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Người lao động có quyền được biết rõ lí do mọi khoản khấu trừ lương của mình.
Khi nào được khấu trừ lương?
Liên quan đến việc khấu trừ tiền lương của người lao động; Bộ luật lao động năm 2019 có quy định: Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động; để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ; thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định của điều 129 của Bộ luật này. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động; sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng; do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng; do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc; thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương; và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.
Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị. tài sản của người sử dụng lao động; hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao; hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép; thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.
Các khoản khấu trừ lương của người lao động
Hiện nay khi trả lương cho người lao động thì thông thường bên phía sử dụng lao động có tiến hành khấu trừ lương một số khoản được quy định cụ thể như sau:
(i) Tiền bảo hiểm xã hội người lao động đóng 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định được ban hành tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
(ii) Tiền bảo hiểm thất nghiệp người lao động đóng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm theo quy định tại Luật việc làm năm 2013 hiện hành.
(iii) Tiền bảo hiểm y tế người lao động đóng 1,5% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế theo quy định cụ thể tại Luật bảo hiểm y tế
(iv) Đoàn phí công đoàn (đối với trường hợp người lao động là đoàn viên); là 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
(v) Quỹ phòng, chống thiên tai với mức đóng quy định là 1 ngày lương/năm
(vi) Thuế thu nhập cá nhân sau khi tiến hành trừ đi các mức giảm trừ: giảm trừ cho bản thân; cho người phụ thuộc xong rồi tình theo biểu lũy tiến từng phần theo quy định cụ thể tại Luật thuế thu nhập cá nhân.
Tự ý trừ lương của nhân viên có bị phạt hay không?
Căn cứ theo quy định ban hành tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP:
Điều 13. Vi phạm các quy định về tiền lương
Tiến hành hình thức xử phạt người lao động đối với các hành vi sau đây:
Thanh toán lương không đúng thời hạn hoặc trả với mức lương thấp hơn mức quy định tại thang lương; bảng lương đã được cập nhật và gửi lên cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả lương hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; tiền lương ngừng việc cho người lao động theo pháp luật quy định; thực hiện khấu trừ lương của người lao động không đúng với quy định của pháp luật; người lao động không được trả lương đúng quy định khi tạm thời bị chuyển sang làm công việc khác so với thỏa thuận trong hợp đồng; trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công; những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
(i) Tiến hành xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
(ii) Xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
(iii) Xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
(iv) Xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
(v) Xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Sử dụng người lao động cao tuổi hợp pháp là như thế nào?
- Điều kiện và thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Tự ý trừ lương của nhân viên có bị phạt hay không?. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp cá nhân làm việc tại doanh nghiệp tự ý nghỉ việc mà không có sự cho phép và không tiến hành thông báo với người sử dụng lao động, nếu không nằm trong các trường hợp quy định nêu trên, thì việc nghỉ việc có được hưởng lương hay không trước hết sẽ phụ thuộc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Kỷ luật lao động là một loạt các biện pháp mà người sử dụng lao động có thể áp dụng nhằm nhắc nhở, cảnh cáo, trừng phạt người lao động khi người lao động có hành vi vi phạm nội quy, quy tắc lao động, tùy theo mức độ vi phạm.
Căn cứ theo Điều 124 Bộ luật lao động năm 2019 đã ban hành quy định về hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:
(i) Thực hiện khiển trách.
(ii) Thời hạn nâng lương kéo dài là không vượt quá 06 tháng.
(iii) Cách chức.
(iv) Tiến hành sa thải.