Xin chào Luật sư X, tôi làm việc con một nhà máy chuyên xử lý, vệ sinh, đóng hộp hải sản sang nước ngoài. Nay đã làm việc được 5 tháng thì bị phát hiện mình bị bệnh suy ngan, sau khi làm hồ sơ để nhận trợ cấp ốm đau thì tôi rất lo lắng không biết có phải chịu thuế TNCH trong khoản tiền này không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, trợ cấp ốm đau là một trong những khoản trợ cấp quan trọng cho người lao động khi không may gặp bệnh, giúp đỡ hơn về mặt kinh tế vì thế trợ cấp này rất được người lao động quan tâm. Cũng chính vì thề nhiều người thắc mắc liệu trợ cấp ốm đau có chịu thuế TNCN không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
Khái niệm thuế thu nhập cá nhân
Hiện nay, chưa có định nghĩa chính xác, cụ thể về thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN). Tuy nhiên, dựa trên các quy định của pháp luật được ghi nhận tại Luật thuế thu nhập cá nhân, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, có thể hiểu thuế TNCN như sau:
Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.
Đối tượng nộp thuế TNCN
Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012, đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm:
Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
- Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam
Đối tượng được hưởng chế độ ốm đau
Đối tượng được áp dụng chế độ ốm đau theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 là người lao động bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thười hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thhạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (Riêng đối tượng này có thêm các quy định chi tiết tại Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc và Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn một số
điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số
33/2016/NĐ-CP);
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Mức hưởng chế độ ốm đau là bao nhiêu?
Người lao động hưởng chế độ ốm đau thuộc các trường hợp là đối tượng được hưởng chế độ khi ốm đau (trừ đối tượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan,…) làm việc trong điều kiện bình thường hoặc nghề, công việc nặng nhọc, độc hại,…; đối tượng hưởng chế độ khi con ốm đau thì mức hưởng tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau = (Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc / 24 ngày) x 75(%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau (tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần)
Người lao động hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thì mức hưởng được tính là:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau: Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên; Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày của những ngày lẻ không trọn tháng = (Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc / 24 ngày) x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
Trong đó: Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính như trên; Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Mức hưởng chế độ ốm đau của 28 ngày lẻ không trọn tháng = (8.000.000 đồng / 24 ngày) x 75 (%) x 28 ngày = 7.000.000 đồng
Do mức hưởng chế độ ốm đau của 28 ngày lẻ không trọn tháng tính theo công thức nêu trên là 7.000.000 đồng cao hơn mức hưởng chế độ ốm đau một tháng (6.000.000 đồng) nên mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng của bà C được hưởng bằng mức hưởng một tháng là 6.000.000 đồng. Như vậy, mức hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 29/5/2021 đến ngày 25/8/2021 của bà C là: 6.000.000 đồng x 02 tháng + 6.000.000 đồng = 18.000.000 đồng.
Người lao động hưởng chế độ ốm đau là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày = Mức trợ cấp ốm đau theo tháng / 24 ngày.
Không điều chỉnh mức hưởng chế độ ốm đau khi Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
Khoản trợ cấp ốm đau cho người lao động có chịu thuế TNCN không?
Dựa vào điểm g.1 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013, người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo do cơ quan y tế ban hành (theo Công văn số 6383/BTC-TCT ngày 18/5/2015 của Bộ Tài chính) thì được miễn thuế TNCN:
“g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.”
Mức hỗ trợ là số tiền chi trả thực tế theo chứng từ viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.
Thân nhân bao gồm: Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ, (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế, mẹ nuôi hợp pháp.
Hồ sơ yêu cầu gồm có:
- Bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức BHXH trả trực tiếp với cơ sở khám bệnh);
- Bản sao chứng từ trả viện phí;
- Bản sao chứng từ chi BHYT có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức BHXH trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động);
- Chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.
Với những khoản trợ cấp ốm đau thông thường cho người lao động và thân nhân người lao động thì cũng không bị tính thuế thu nhập cá nhân vì đây là khoản phúc lợi trực tiếp mang tính chất tiền công tiền lương.
Có thể bạn quan tâm
- Chốt bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
- Mẫu đơn xin bảo lưu thời gian đóng BHXH mới 2022
- Chế độ tử tuất cho người khuyết tật như thế nào?
- Thủ tục cấp thẻ BHYT cho người khuyết tật như thế nào?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Trợ cấp ốm đau có chịu thuế TNCN không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định trích lục giấy đăng ký kết hôn; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: Lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức BHXH trực tiếp trả cho cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi BHYT có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức BHXH trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân mắc bệnh hiểm ngoài để được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN.
– Trợ cấp ốm đau thông thường không vượt quá 1 tháng lương bình quân tối thiểu thì được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN, nếu vượt quá khoản này thì phần vượt quá sẽ không được trừ.
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, cùng nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ trong một năm cho mỗi con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần.
– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định (Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ Quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 60/2020/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP) thì không được hưởng chế độ ốm đau.
– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
– Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong hai trường hợp trên.