Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế dùng để chăm sóc sức khỏe; không nhằm mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Trên thẻ bảo hiểm có chứa đựng nhiều thông tin quan trọng mà người sử dụng cần biết. Bài viết dưới đây Luật Sư X sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về tra cứu bảo hiểm y tế hộ gia đình mới nhất hiện nay.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tra cứu bảo hiểm y tế hộ gia đình
Để người dân thuận tiện nắm bắt thông tin và quyền lợi của mình khi tham gia BHYT hộ gia đình, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xây dựng kênh tra cứu thông tin online đơn giản, thuận tiện và chính xác.
Để tránh nhầm lẫn khi tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT hộ gia đình, người tra cần phân biệt được số sổ hộ khẩu và mã hộ gia đình là hai số hoàn toàn khác nhau. Số sổ hộ khẩu được ghi trong sổ hộ khẩu gắn với thông tin khai nhân khẩu, còn mã hộ gia đình chính là mã số BHXH của mỗi cá nhân được cấp khi mua BHYT hộ gia đình.
Cách tra cứu bảo hiểm y tế hộ gia đình
Cách tra cứu mã hộ gia đình:
Bước 1: Truy cập trang web của BHXH Việt Nam tại địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn/pages/default.aspx và bấm chọn “Tra cứu trực tuyến”;
Bước 2: Bấm chọn “Tra cứu mã số BHXH”;
Bước 3: Nhập chính xác các thông tin: Tỉnh/Thành phố; Số Chứng minh nhân dân; Họ và tên; Tích chọn “Tôi không phải là người máy”; Bấm chọn “Tra cứu”;
Bước 4: Kết quả trả về.
Thông qua kết quả tra cứu mã số BHXH, người tra cứu có thể biết được chính xác mã hộ gia đình mình. Mỗi số mã hộ chỉ được cấp duy nhất cho một hộ, lưu trữ các thông tin cần thiết khi bất cứ thành viên nào trong gia đình muốn tham gia đóng BHXH, BHYT.
Cách tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT
Trên trang tra cứu trực tuyến của BHXH Việt Nam, người dân thực hiện như sau:
Bước 1: Bấm chọn “Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT”;
Bước 2: nhập chính xác các thông tin: Mã thẻ BHYT; Ngày/tháng/năm sinh; Họ và tên; Tích chọn “Tôi không phải là người máy”; Bấm chọn “Tra cứu”;
Bước 3: Kết quả trả về. Sau khi bấm tra cứu, hệ thống sẽ trả về thông tin của người tham gia BHYT.
Ví dụ: “Họ tên: Trần Thị B, Ngày sinh…, Thẻ có giá trị sử dụng: Từ ngày 1-1-2020 đến ngày 31-12-2020.”
Ý nghĩa chữ số trên thẻ Bảo hiểm y tế
- Ô đầu tiên ký hiệu bằng chữ là mã đối tượng tham gia BHYT
Ví dụ chữ GD là nhóm hộ gia đình
TE là trẻ em dưới 6 tuổi
HS là nhóm học sinh
SV là nhóm sinh viên
- Mã quyền lợi là ô tiếp theo được ký hiệu từ số 1 đến 5
Trong đó, số 4 được hưởng 80% chi phí KCB
Số 3 95% chi phí KCB
Số 1,2,5 được hưởng 100% chi phí và một số quy định KCB khác tùy thuộc nhóm đối tượng
- Mã tỉnh thành được ký hiệu tư 1 cho đến 99
Ví dụ Hà Nội là 01, thành phố Hồ Chí Minh là 79
- Còn 10 chữ số cuối cùng là mã số Bảo hiểm xã hội
Có thể bạn quan tâm
- Mua bảo hiểm y tế cần giấy tờ gì?
- Mua bảo hiểm y tế tự nguyện online
- Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tra cứu bảo hiểm y tế hộ gia đình“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định mới, kể từ ngày 01/01/2016 trở đi. Khi muốn tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, người dân phải đăng ký tham gia theo hộ gia đình. Ngoài ra, bảo hiểm y tế tự nguyện cũng sẽ không được bán tại các cơ sở khám chữa bệnh mà chỉ được đăng ký tại địa phương cư trú.
Được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỉ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí khám, chữa bệnh tại tuyến xã và chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% tháng lương cơ sở