Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc tố cáo hành vi trốn thuế đến cơ quan nào?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trốn thuế là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Ngày nay do tình hình kinh tế khó khăn; mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách giảm thiếu cho doanh nghiệp; tuy nhiên đã có rất nhiều doanh nghiệp vẫn trốn thuế không thực hiện các nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế. Vậy nếu một ngày bạn phát hiện hành vi trốn thuế của một doanh nghiệp nào đó; thì việc tố cáo hành vi trốn thuế đến cơ quan nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc quy định về việc tố cáo hành vi trốn thuế đến cơ quan nào?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sđ bs 2021
Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC
Hành vi trốn thuế bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Theo quy định tại Điều 200 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội trốn thuế như sau:
– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ Luật Hình Sự chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
- Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
- Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ Luật Hình Sự;
- Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
- Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Có tổ chức;
- Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
– Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Tố cáo là hành vi gì?
Theo quy định tại Điều 2 Luật tố cáo 2018 hành vi tố cáo được quy định như sau:
– Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật tố cáo báo cho cơ quan; tổ chức; cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan; tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại; hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Trong đó:
- Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo.
- Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
- Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Tố cáo hành vi trốn thuế đến cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 22 Luật tố cáo quy định về hình thức tố cáo như sau: Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 19 Luật tố cáo quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
– Người đứng đầu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thẩm quyền sau đây:
- Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực thuộc hoặc người khác do mình bổ nhiệm;
- Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc do mình quản lý trực tiếp.
– Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, kiểm soát viên do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Như vậy: Thông qua quy định tại Điều 19 ta biết được rằng hiện nay chỉ có thể tố cáo hành vi sai phạm của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; còn doanh nghiệp tư nhân không thể tố cáo được. Và như đã đề cập tố cáo là hành vi báo cho cấp trên của cơ quan; cá nhân có sự sai phạm; gồm một trong hai hoạt động tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Cho nên khi một doanh nghiệp đã có tình trốn thuế bạn không thể tiến hành tố cáo hành vi phạm tội của họ được mà bạn phải tiến hành tố giác tội phạm; bởi như đã phân tích hành vi trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn thuế.
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định tại khoản 1 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sđ bs 2021 quy định mọi tố giác phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác.
– Thẩm quyền giải quyết tố giác hành vi trốn thuế:
Cơ quan điều tra giải quyết tố giác theo thẩm quyền điều tra của mình;
- Cơ quan điều tra của Công an nhân dân;
- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật;
Viện kiểm sát giải quyết tố giác trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
Thông qua quy định trên khi phát hiện hành vi trốn thuế và có bằng chứng bạn có thể tiến hành tố giác tại cơ quan công an có thẩm quyền tại địa phương.
Thông báo kết quả tiếp nhận hành vi trốn thuế như thế nào?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác như sau:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tố giác, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phải thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp nhận cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác biết.
– Khi kết thúc việc giải quyết tố giác, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác phải gửi kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác theo quy định tại các điều 148, 154, 158 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải quyết tố giác, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác biết kết quả giải quyết vụ việc.
– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác; cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải gửi quyết định phục hồi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tố cáo hành vi trốn thuế đến cơ quan nào?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hoặc; phí dịch vụ công chứng tại nhà; muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Có rất nhiều cách để cách gửi đơn tố cáo online mới năm 2022 như:
Website trực tuyến của Uỷ ban nhân dân các cấp tại địa phương; Văn phòng Chính phủ; Các Bộ ngành; Toà án; Viện kiểm sát các cấp.
Fanpage Facebook Văn phòng chính phủ; Bộ ngành; Toà án; Viện kiểm sát các cấp.
Zalo Uỷ ban nhân dân các cấp tại địa phương; Văn phòng Chính phủ; Các Bộ ngành; Toà án; Viện kiểm sát các cấp.
Website; Zalo; Facebook các cơ quan tổ chức khác mà bạn muốn tố cáo.
Việc của bạn là soạn một lá đơn tố cáo tội phạm; sau đó gửi vào mục đơn tố cáo tội phạm tại Website hoặc gửi vào hợp thư tin nhắn của các cơ quan tổ chức trên các nền tảng số.
Do mỗi cơ quan sẽ có giao diện gửi đơn tố cáo khác nhau nên bạn cần chú ý khi gửi đơn tố cáo. Nếu không rõ thì bạn có thể nhắn vào hợp thư thoại bên góc phải màn hình để được hướng dẫn chi tiết về cách nộp đơn online.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức;
– Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;
– Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ;
– Thủ tướng Chính phủ;
– Tổng Kiểm toán nhà nước
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện/tỉnh;
– Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
– Thường trực Hội đồng nhân dân;
– Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
– Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
– Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
– Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.