Các chủ thể kinh doanh có quy mô lớn luôn tìm cách nâng cao áp lực cạnh tranh; buộc các doanh nghiệp nhỏ yếu phải phụ thuộc vào mình; mặc khác, các doanh nghiệp yếu hơn phải sáp nhập vào các doanh nghiệp lớn; hoặc hợp nhất với nhau nếu muốn tồn tại, đó chính là hoạt động tập trung kinh tế. Các hoạt động tập trung kinh tế dễ tạo ra các doanh nghiệp có xu hướng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; làm suy giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Do đó, các hành vi tập trung kinh tế phải được pháp luật kiểm soát. Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề “Thực trạng thực thi pháp luật về kiểm soát Tập trung kinh tế tại Việt Nam” , mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, hiện nay em thấy tình trạng tập trung kinh tế diễn ra ngày càng phổ biến; và kéo theo những ảnh hướng xấu đến nền kinh tế. Vậy luật sư có thể cho em hỏi về thực trạng việc kiểm soát tập trung kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra như thế nào ạ?. Em xin cảm ơn.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Tập trung kinh tế và kiểm soát tập trung kinh tế là gì?
Pháp luật cạnh tranh Việt Nam không đưa ra khái niệm mang tính khái quát để định nghĩa hành vi tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hình thức tập trung kinh tế.
Theo Điều 29 Luật Cạnh tranh năm 2018 thì tập trung kinh tế; là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhập doanh nghiệp; Hợp nhất doanh nghiệp; Mua lại doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Các hành vi này dẫn đến việc giảm số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường; giúp mở rộng năng lực sản xuất, tăng tiềm lực kinh tế, kiểm soát cao hơn về quy mô thị phần; nguồn cung hàng hóa dịch vụ.
Kiểm soát tập trung kinh tế
Kiểm soát là “xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định”.
Kiểm soát tập trung kinh tế là toàn bộ các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trong việc giám sát, tác động vào chủ thể tham gia tập trung kinh tế; hoặc chuẩn bị tham gia tập trung kinh tế trên cơ sở các qui định của pháp luật cạnh tranh.
Bản chất của kiểm soát tập trung kinh tế được hiểu là kiểm soát việc tập trung quyền lực thị trường; được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; là một hình thức kiểm soát nhà nước đối với hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Việc kiểm soát tập trung kinh tế không có mục đích cấm đoán; hạn chế các hành vi tập trung kinh tế; mà nhằm để bảo vệ cạnh tranh, chống các hành vi hạn chế cạnh tranh; làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường.
Thực trạng thực thi pháp luật về kiểm soát Tập trung kinh tế tại Việt Nam
Hiện nay tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế; cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội diễn ra ngày càng nhanh chóng; đã khiến cho nền kinh tế có nhiều thay đổi, kéo theo đó là các hoạt động tập trung kinh tế diễn ra ngày một sôi nổi; với quy mô đa dạng, đặc biệt là sự xuất hiện ngày một gia tăng; của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn tài chính khổng lồ; gây những tác động đáng kể tới môi trường. Vấn đề về tập trung kinh tế và kiểm soát tập trung kinh tế đã trở thành một vấn đề phức tạp; có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến nên kinh tế
Những kết quả đã đạt được.
– Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật cạnh tranh; kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế và các điều kiện đảm bảo thi hành;
– Nâng cao nhận thức về pháp luật cạnh tranh kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế; cho doanh nghiệp và cộng đồng xã hội;
– Tính đến hết năm 2016, Bộ Công Thương đã thụ lý 32 vụ việc thông báo tập trung kinh tế; và nhiều vụ việc tham vấn khác; cả trước và trong quá trình các doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế.
– Từ năm 2019 đến nay đã tiếp nhận và xử lý 125 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế; theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018 với số lượng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là 258 doanh nghiệp; trong đó, số lượng doanh nghiệp nước ngoài là 131(chiếm 51%); và số lượng doanh nghiệp Việt Nam là 127 (chiếm 49%); Chủ động nghiên cứu, rà soát các giao dịch mua bán, sáp nhập trên thị trường; Giám sát việc thực hiện quyết định xin hưởng miễn trừ tập trung kinh tế của doanh nghiệp.
Thường xuyên rà soát các giao dịch tập trung kinh tế trên thị trường; cập nhật, thống kê và tổng hợp dữ liệu về tình hình mua bán, sáp nhập, hợp nhất; liên doanh của các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước; các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Những hạn chế, bất cập
– Số vụ việc tập trung kinh tế vi phạm được phát hiện, điều tra, xử lý còn hạn chế; trong khi thực tế hoạt động tại Việt Nam có quy mô ngày càng phát triển; tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực tới thị trường, đặc biệt trong những ngành, lĩnh vực có quy mô lớn; hoặc đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế như lĩnh vực năng lượng dược phẩm; phân phối, bán lẻ, vận tải, logistic, du lịch, các ngành ứng dụng công nghệ;
– Các quy trình, thủ tục để kiểm soát tập trung kinh tế chưa thực sự minh bạch, rõ ràng; theo hướng cắt giảm các thủ tục hành chính, không gây khó khăn, cản trở; cho việc kinh doanh của doanh nghiệp;
– Thiếu cơ chế phối hợp trao đổi thông tin đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước; trong việc kiểm soát tập trung kinh tế;
– Mức độ quan tâm, nhận thức của cộng đồng xã hội; và doanh nghiệp về các quy định của pháp luật cạnh tranh không cao.
Các đề xuất hoàn thiện pháp luật về kiểm soát Tập trung kinh tế
Hiện nay với sự ra đời của Luật Cạnh tranh năm 2018 cùng với các văn bản pháp luật khác đi kèm; đã khắc phục, bổ sung hoàn thiện một cách tương đối đầy đủ; và toàn diện các vấn đề còn vướng mắc trong pháp luật cạnh tranh trước đây. Tuy nhiên vẫn tồn tại những điểm hạn chế; nên vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật cạnh tranh kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế:
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung kinh tế; phục vụ cho công tác giám sát, kiểm soát, thẩm định;
- Xây dựng cơ chế phối hợp gữa cơ quan quản lý cạnh tranh; và cơ quan đăng kí kinh doanh và các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành;
- Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý cạnh tranh trong kiểm soát tập trung kinh tế; cũng như chất lượng của đội ngũ nhân viên thực thi luật cạnh tranh;
- Cần xác định rõ chính sách cạnh tranh nói chung và chính sách kiểm soát tập trung kinh tế nói riêng; trên cơ sở đó xác định; và quy định rõ vai trò của cơ quan thực hiện việc kiểm soát tập trung kinh tế.
- Ban hành cơ chế phối hợp và tăng cường hợp tác quốc tế; để kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế diễn ra bên ngoài lãnh thổ; nhưng ảnh hưởng tới cạnh tranh thị trường Việt Nam.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thực trạng thực thi pháp luật về kiểm soát Tập trung kinh tế tại Việt Nam”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Cách xin giấy nghỉ bệnh; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất thổ cư
- Đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất
- Cách xin giấy nghỉ bệnh
- Chi phí tách thửa đất nông nghiệp là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Tác động tích cực:
– tập trung kinh tế giúp các nguồn lực trên thị trường được sử dụng tập trung và hiệu quả hơn, tránh tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong hoạt động kinh doanh.
– Trong bố cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, việc phải đối mặt với các tập đoàn kinh tế khổng lồ đa quốc gia có tiềm lực tài chính hùng hậu sẽ là một thách thức lớn đối với các Doanh nghiệp của các quốc gia đang phát trển như Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, tập trung kinh tế như một biện pháp hữu hiệu giúp cho các Doanh nghiệp tập trung nguồn lực để tạo nên các tập đoàn có sức mạnh về tài chính, công nghệ … điều này sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia.
* Tác động tiêu cực:
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì tập trung kinh tế cũng có những mặt tiêu cực của nó, tập trung kinh tế gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh, gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
– Tập trung kinh tế làm thay đổi số lượng doanh nghiệp hiện có trên thị trường, khi đó cơ cấu cạnh tranh vốn có sẽ thay đổi về mặt cấu trúc. Bên cạnh đó, sự tập trung hay liên kết sở hữu giữa các nguồn lực kinh tế thông qua việc tập trung kinh tế đã làm xuất hiện 1 doanh nghiệp hoặc 1 nhóm doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp còn lại, điều này tuy không trực tiếp làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khác nhưng nó lại làm thay đổi tương quan cạnh tranh giữa những doanh nghiệp này với doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế so với trước đó.
– Tập trung kinh tế có thể tạo ra tình trạng độc quyền nhóm hoặc thao túng thị trường, khi một nhóm Doanh nghiệp có thể chiếm thị phần rất lớn và tạo ra cơ hội để Doanh nghiệp hoặc nhóm Doanh nghiệp này thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh.
Điều 44 Luật cạnh tranh 2018 liệt kê một số hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế. Đối với mỗi hành vi này thì trong Luật cạnh tranh 2018 cũng đưa ra thẩm quyền và các hình thức xử lý cụ thể. Theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 110 Luật cạnh tranh 2018 thì tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh có thể bị áp dụng một số hình thức xử phạt sau:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
– Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm
Ngoài những hình thức xử phạt trên, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định pháp luật hiện hành.
Thẩm quyền thủ tục xử phạt được quy định chi tiết tại Nghị định số 75/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh;