Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và cũng là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Là nơi tập trung của nhiều doanh nghiệp lớn; có thì trường lao động phong phú, nhu cầu lao động cao. Bởi vậy, hoạt động tư vấn việc làm luôn là lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn, được nhiều người quan tâm. Vậy thủ tục xin giấy phép hoạt động tư vấn việc làm tại Hà Nội được thực hiện như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động tư vấn việc thực hiện những hoạt động gì?
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tư vấn việc làm thực hiện các chức năng sau:
+ Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp cho người lao động lựa chọn ngành nghề; phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
+ Tư vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyến; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
+ Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
+ Tư vấn về chính sách lao động, việc làm cho người lao động.
+ Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động. Phân tích và dự báo thị trường lao động….
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động tư vấn việc làm tại Hà Nội
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP; quy định điều kiện cấp giấy phép hoạt động tư vấn việc làm tại Hà Nội như sau:
Thứ nhất, có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
Thứ hai, doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).
Thứ ba, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:
+ Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
+ Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;
+ Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
Thủ tục xin giấy phép hoạt động tư vấn việc làm tại Hà Nội
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép hoạt động tư vấn việc làm tại Hà Nội
Căn cứ Điều 17 Nghị định 23/2021/NĐ-CP; quy định khi thành lập công ty về lĩnh vực tư vấn việc làm; người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
Giấy đề nghị cấp giất phép của doanh nghiệp (theo mẫu).
Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm (theo mẫu).
01 bản sao được chứng thực từ bản chính hặc bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm từ 03 năm (36 tháng) trở lên (kèm bản gốc).
Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (theo mẫu).
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu người đại diện là người nước ngoài; thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích…
01 bản sao chứng thực từ bản chính hoặc bản sao bằng Đại học trở lên; hoặc một trong các văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn; hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép (kèm bản gốc).
Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao hợp đồng lao động; hoặc hợp đồng làm việc; hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (kèm bản gốc).
Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao quyết định bổ nhiệm; hoặc văn bản công nhận kết quả bầu cử của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kèm bản gốc).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Căn cứ quy định tại khoản 1, 2 Điều 18 Nghị định 23/2021/NĐ-CP; quy định như sau:
Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính các, trung thực của hồ sơ.
Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ đầy đủ hợp lệ theo quy định; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.
Trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép hoạt động tư vấn việc làm năm 2021
Câu hỏi thường gặp
Tổ chức dịch vụ việc làm có chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:
+ Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng;
+ Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
+ Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
Doanh nghiệp đề nghị cấp lại giấy phép trong các trường hợp sau đây:
+ Thay đổi một trong các nội dung của giấy phép đã được cấp, gồm: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính nhưng vẫn trên địa bàn cấp tỉnh đã cấp giấy phép; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy phép bị mất;
+ Giấy phép bị hư hỏng không còn đầy đủ thông tin trên giấy phép;
+ Thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang địa bàn cấp tỉnh khác so với nơi đã được cấp giấy phép.