Bảo hiểm thất nghiệp là một khoản thu nhập đáng kể đối với người thất nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người do không hiểu biết pháp luật nên đã không thể đảm bảo quyền lợi cho mình. Vì vậy, Luật sư X xin mời quý độc giả theo dõi bài viết “Thủ tục xin chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp” dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 thì:
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Thủ tục xin chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện như sau:
Bước 1: Người lao động nộp đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Cách thức nộp: Trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.
Bước 2: Người lao động nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp từ trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp.
Toàn bộ hồ sơ được gửi gồm:
a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thời gian trung tâm dịch vụ việc làm gửi hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động.
Cách thức nhận: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
Bước 3: Người lao động nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi muốn chuyển đến.
Cách thức nộp: Trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.
Bước 4: Nhận trợ cấp thất nghiệp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến phải gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh để tiếp tục chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Để chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải thực hiện thủ tục ở cả trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng và trung tâm dịch vụ việc làm ở nơi sẽ hưởng trợ cấp sau này.
* Hồ sơ nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp gồm:
Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.
* Hồ sơ nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến gồm:
Khoản 2 Điều 22 Nghị định 28/2015 đã nêu rõ hồ sơ này gồm:
a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Về đối tượng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định:
(1) Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Lưu ý: Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
(2) Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
– Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động theo quy định.
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 42 Luật Việc làm 2013, chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
– Trợ cấp thất nghiệp;
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
– Hỗ trợ Học nghề;
– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thủ tục xin chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Có bị phạt trợ cấp thất nghiệp khi đã có việc làm không?
- Thông báo có việc làm khi đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp cần làm gì?
- Trục lợi bảo hiểm thất nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Các câu hỏi thường gặp
Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai đều có những hành vi trục lợi bảo hiểm. Hành vi này liên quan chủ yếu đến khách hàng bảo hiểm nhưng đôi khi cũng liên quan đến các nhân viên bảo hiểm.
Các hình thức trục lợi phổ biến liên quan đến khách hàng bảo hiểm:
Hợp lý hóa ngày và hiệu lực bảo hiểm (trong bảo hiểm xe cơ giới, tàu thuyền…);
Thay đổi tình tiết vụ tai nạn (trong bảo hiểm cháy, xây dựng lắp đặt…);
Tạo hiện trường giả (trong bảo hiểm cháy, thiết bị điện tử, bảo hiểm cây trồng vật nuôi…);
Khai tăng số tiền tổn thất (phổ biến trong bảo hiểm tài sản và trách nhiệm);
Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần (bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển);
Khai báo rủi ro không trung thực (trong bảo hiểm cá nhân phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ);
Khai giảm tuổi so với tuổi thực trong bảo hiểm nhân thọ để được giảm phí;
Cố ý gây tai nạn (trong bảo hiểm tài sản và trách nhiệm);
Gian lận đối với người thứ ba (không bồi thường cho người thứ ba, mặc dù đã nhận tiền bảo hiểm, hoặc đã đòi người thứ ba có liên đới bồi thường song không khai báo với doanh nghiệp bảo hiểm…)
“Hành vi trục lợi trong việc tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm có thể hiểu hiểu là “hành vi cố ý lừa dối tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, yêu cầu, giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm”.
Bản chất của trục lợi bảo hiểm vẫn được hiểu là hành vi cố tình gian dối, lừa đảo để được trả tiền bảo hiểm thì đối với hành vi này, theo quy định nhà nước ta vẫn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, hoặc nếu đủ cấu thành tội phạm sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Sau 03 tháng, Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ không giải quyết thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ tiếp tục được bảo lưu.