Chào luật sư! Công ty X của tôi là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên X (công ty 100% vốn nước ngoài) chuyên kinh doanh các sản phẩm mứt làm từ rau, củ, quả. Công ty X có trụ sở chính tại Đà Lạt. Để chuẩn bị cho mùa tết âm lịch năm 2022, Công ty đã sáng tạo và phát triển dòng sản phẩm mứt mới. Tôi muốn thực hiện quảng cáo để giới thiệu sản phẩm mới này. Rất mong luật sư tư vấn cho tôi về Thủ tục thực hiện hoạt động quảng cáo theo quy định? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Thủ tục thực hiện hoạt động quảng cáo theo quy định? như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Thương mại năm 2005
- Luật Quảng cáo năm 2012
- Thông tư số 04/2016/TT-BCT
- Thông tư số 40/2012/TT-BCT
Nội dung tư vấn
Điều kiện tiến hành nội dung quảng cáo
Để thực hiện hoạt động quảng cáo công ty cần đáp ứng điều kiện của Luật Quảng cáo và quy định của thông tư này. Cụ thể:
- Phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Phải công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Theo Quy chế công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm ban hành theo Quyết định số 42/2005/BYT của Bộ Y Tế.
- Điều 27 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
- Sản phẩm thực phẩm không thuộc danh mục những sản phẩm, hàng hóa bị cấm quảng cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Sản phẩm thực phẩm của cơ sở đáp ứng quy định về điều kiện an toàn thực phẩm; hoặc sản phẩm của cơ sở/quốc gia có tên trong danh sách; được cơ quan thẩm quyền Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Nội dung quảng cáo phải chính xác; đúng với chất lượng; đảm bảo an toàn thực phẩm như đã công bố và đăng ký.
Thủ tục thực hiện hoạt động quảng cáo theo quy định?
Bước 1: Chuẩn bị những hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ đăng ký lần đầu gồm:
- Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2012/TT-BCT.
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính; để đối chiếu Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền.
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính; để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính; để đối chiếu thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
- Tài liệu khoa học chứng minh tính chất; công dụng của sản phẩm đúng như nội dung đăng ký quảng cáo. Nếu thực hiện quảng cáo gian dối sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
- Hợp đồng thuê dịch vụ quảng cáo đối với trường hợp đăng ký xác nhận quảng cáo bởi người kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
- Bản cam kết sử dụng hình ảnh (trong trường hợp sử dụng hình ảnh).
Hồ sơ đăng ký lại bao gồm:
- Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo quy định tại Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2012/TT-BCT.
- Bản thuyết minh kèm theo các tài liệu sửa đổi; bổ sung liên quan đến nội dung quảng cáo thực phẩm đã thay đổi.
- Các tài liệu quy định tại điểm b, điểm e khoản 1 Điều này.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ xin giấy phép quảng cáo tại cơ quan cấp phép.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đủ; hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu; không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để bổ sung thủ tục đúng theo quy định.
- Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của cơ sở; Sở công thương phải thẩm tra sơ bộ hồ sơ; hướng dẫn cơ sở bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.
- Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp pháp. Sở Công Thương tiến hành thẩm định; thu phí; lệ phí theo quy định và thông báo kết quả thẩm định nội dung quảng cáo cho cơ sở dưới hình thức. Trường hợp thẩm định đạt yêu cầu: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu. Trường hợp thẩm định không đạt yêu cầu: thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do chưa được xác nhận nội dung quảng cáo và những yêu cầu cần chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện. Phí và lệ phí: 1.100.000 đồng/lần/sản phẩm.
Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công Thương.
Căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở công thương hoặc có thể đăng ký dịch vụ nhận kết quả qua bưu điện.
Bước 4: Doanh nghiệp tiến hành quảng cáo theo nội dung đã được xác nhận
Sau khi được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo; Công ty sẽ tiến hành quảng cáo theo nội dung đã được cấp phép. Cụ thể khi quảng cáo trên các phương tiện như truyền hình; phát thanh; mạng internet thì Công ty sẽ gửi nội dung quảng cáo của mình tới cơ quan; đơn vị có chức năng phát thanh; truyền hình; mạng internet để họ đăng tải (Cục văn hóa – thông tin đối với internet và Đài Truyền hình đối với truyền hình, phát thanh).
Có thể bạn quan tâm
- Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa
- Hoạt động cho thuê hàng hóa
- Môi giới thương mại là gì? Quy định của pháp luật về môi giới thương mại.
Như vậy thủ tục thực hiện hoạt động quảng cáo theo quy định gồm có 4 bước. Bước 1 là cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ; có thể là hồ sơ đăng ký lần đầu (với doanh nghiệp lần đầu thực hiện quảng cáo) hay hồ sơ đăng ký lại (đối với doanh nghiệp đã thực hiện quảng cáo); sau đó nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Bước 2 là thẩm định hồ sơ; xin giấy phép tại cơ quan cấp phép. Bước 3 là nhận kết quả và bước 4 là tiến hành quảng cáo theo nội dung đã được xác nhận.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Thủ tục thực hiện hoạt động quảng cáo theo quy định? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi thắc mắc về vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại luật thương mại; không quy định hợp đồng môi giới thương mại có bắt buộc phải lập thành văn bản hay không. Tuy nhiên theo từng ngành nghề môi giới; mà pháp luật có các quy định cụ thể xem hợp đồng môi giới phải lập thành văn bản.
Mục đích của quảng cáo thương mại là giới thiệu về hàng hoá; dịch vụ để xúc tiến thương mại; đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân. Thông qua các hình thức truyền đạt thông tin; thương nhân giới thiệu về một loại hàng hoá, dịch vụ mới; tính ưu việt về chất lượng, giá cả, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng… Như vậy, thương nhân có thể tạo ra sự nhận biết và kiến thức về hàng hoá, dịch vụ; có thể thu hút khách hàng đang sử dụng hàng hoá, dịch vụ của công ty khác thông qua việc nhấn mạnh đặc điểm và những lợi ích của một nhãn hiệu cụ thể.
– Đình chỉ hợp đồng : Hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ; nghĩa vụ hợp đồng chấm dứt từ thời điểm đình chỉ.
– Hủy bỏ hợp đồng: Hợp đồng vô hiệu từ thời điểm giao kết hợp đồng.