Xin chào Luật sư. Hiện tại tôi đang làm việc cho một công ty dệt may, quê tôi ở Đồng Tháp và tôi lấy chồng sinh sống, làm việc tại Bình Dương, tôi đã nhập khẩu về nhà chồng và có thay đổi số chứng minh nhân dân theo hộ khẩu mà tôi đang thường trú. Tôi có tra cứu sổ bảo hiểm của mình thì có thấy rằng số chứng minh nhân dân trên sổ BHXH sai, không khớp với số mà tôi đang sử dụng. Tôi có thắc mắc rằng thủ tục điều chỉnh sai số CMND trên sổ BHXH hiện nay như thế nào? Việc sai số CMND như vậy có ảnh hưởng gì tới quyền lợi của tôi khi tham gia bảo hiểm xã hội hay không? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Sổ Bảo hiểm xã hội là gì?
Khoản 1 Điều 96 Luật BHXH năm 2014 đã nêu rõ:
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
Theo đó, sổ BHXH là loại sổ dùng để ghi chép quá trình đóng, hưởng các chế độ BHXH. Đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan BHXH giải quyết chế độ cho người tham gia. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.
Điều kiện để được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Điều 46, Quyết định 595/QĐ-BHXH đã quy định cụ thể những trường hợp thay đổi thông tin cá nhân cần thay đổi số cmnd trên sổ bhxh là khi có thay đổi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; sai giới tính, quốc tịch
Sổ BHXH bị sai số chứng minh nhân dân có ảnh hưởng gì không?
Căn cứ Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT như sau:
“1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng
1.1. Thành phần hồ sơ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
Theo quy định trên thì trường hợp sai số chứng minh thư nhân dân không thuộc trường hợp được cấp lại sổ BHXH. Do đó, nếu trong quá trình kê khai làm thủ tục tham gia bảo hiểm cho nhân viên công ty mà bạn phát hiện số chứng minh thư của một nhân viên bị sai thì sẽ không phải làm thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Việc sai số chứng minh thư trong sổ bảo hiểm xã hội cũng không ảnh hưởng tới quyền lợi khi hưởng chế độ BHXH.
Cơ quan nào có thẩm quyền điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH?
Theo quy định hiện hành thì:
a) Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
b) Người tham gia BHXH tự nguyện, tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
c) Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.
d) Người tham gia do tổ chức BHXH đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH. Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH tỉnh.
đ) Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng BHYT: nộp hồ sơ cho UBND xã. Trường hợp điều chỉnh thông tin nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH trực tiếp thu. Người đã hiến bộ phận cơ thể: nộp Giấy ra viện cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
Thủ tục điều chỉnh sai số CMND trên sổ BHXH năm 2023
Việc bạn thay đổi số chứng minh thư không ảnh hưởng đến việc nhận trợ cấp và các chế độ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, để tránh các phiền phức không lường trước được khi chấm dứt hợp đồng lao động, bạn cần xin trước giấy xác nhận đổi số chứng minh nhân dân của cơ quan công an và sao y gửi cho công ty cũng như để sử dụng vào các việc khác khi cần.
Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng
1.1. Thành phần hồ sơ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
2.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT z(Mẫu TK1-TS)
– Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)
2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995
3.1. Thành phần hồ sơ
a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
b) Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01).
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
4.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp sổ bảo hiểm xã hội bị mất, hỏng, thay đổi sổ, gộp sổ hoặc do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch đã ghi trên sổ bảo hiểm xã hội. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có thay đổi các nội dung khác như: số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Trường hợp số chứng minh nhân dân của bạn không khớp với số chứng minh nhân dân được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội do bạn đi làm lại chứng minh nhân dân thì không ảnh hưởng đến việc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội. Nếu bạn muốn điều chỉnh lại số chứng minh nhân dân trong sổ bảo hiểm xã hội cho khớp đúng với giấy chứng minh nhân dân hiện tại thì bạn lập hồ sơ nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty đang đóng bảo hiểm xã hội để được giải quyết.
Trong trường hợp cơ quan bảo hiểm không giải quyết vì lý do số chứng minh khác thì bạn có thể liên hệ với cơ quan công an (nơi thực hiện cấp chứng minh thư nhân dân) để xin giấy xác nhận hai số chứng minh thư nhân dân là của cùng một người được. Nếu cơ quan công an không xác định thì có quyền làm đơn yêu cầu họ trả lời bằng văn bản để có cơ sở khiếu nại giải quyết, vì theo quy định thì công dân vẫn có quyền được cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân cho công dân. Cụ thể, Thông tư 07/2016/TT- BCA quy định một số Điều luật căn cước công dânnghị định 137/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 15. Thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân khi công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân và xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân
Khi công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, sau đó tiến hành như sau:
1. Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:
…
b) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.
Lệ phí khi thực hiện điều chỉnh sai trên CMND trên sổ BHXH là bao nhiêu?
Hiện nay, nngười lao động, tổ chức, đơn vị không mất lệ phí làm thủ tục điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH. Trong trường hợp người lao động không rõ thủ tục nào có thể liên hệ trực tiếp để được đơn vị nơi tham gia BHXH hoặc cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia BHXH hỗ trợ.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp thôi việc mới năm 2022
- Thời gian tối đa bảo lưu bảo hiểm xã hội năm 2022?
- Nghỉ việc bao lâu thì lấy được tiền bảo hiểm xã hội một lần?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ đổi tên căn cước công dân tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục điều chỉnh sai số CMND trên sổ BHXH năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến cách soạn thảo đơn xin trích lục bản án ly hôn… cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được cấp và tự quản lý sổ BHXH. Mẫu sổ BHXH hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Quyết định 1035/QĐ-BHXH.
Theo Quyết định này, một trong các nội dung được in ngay trên trang 04 của sổ BHXH đó là:
3. Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
Theo đó, mỗi người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc chỉ được cấp 01 sổ BHXH duy nhất.
Hiện nay, theo quy định của Luật BHXH năm 2014, người lao động có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ BHXH mình. Nội dung này được ghi nhận cụ thể tại khoản 2 Điều 18 và khoản 3 Điều 19 Luật BHXH năm 2014 như sau:
Điều 18. Quyền của người lao động
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
Điều 19. Trách nhiệm của người lao động
3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.
Căn cứ tại điểm 2.5 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH, trường hợp đóng trùng BHXH sẽ được hoàn trả lại số tiền BHXH đã nộp.
Đồng thời theo tiết e điểm 3.1 khoản 3 Điều 43 Quyết định 595 được sửa bởi khoản 67 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020, nếu người lao động có nhiều sổ BHXH có thời gian đóng trùng BHXH thì được cơ quan BHXH hoàn trả số tiền đã đóng thừa, bao gồm cả số tiền người lao động và người sử dụng lao động đã đóng.