Khiếu nại là một trong những quyền quan trọng để công dân có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hiện nay, số lượng các quyết định hành chính, quyết định kỷ luật ngày càng nhiều dẫn đến việc xem xét tính hợp pháp của chúng để khiếu nại ngày càng quan trọng. Vậy khiếu nại là gì? Thời hạn giải quyết khiếu nại năm 2021 như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khiếu nại là gì?
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước; của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ; công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật; xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Người bị khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại.
- Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định ky luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
Có được ủy quyền khiếu nại hay không?
Điều 5 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại quy định về vấn đề này như sau:
- Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại. Việc xác định người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
- Người khiếu nại đang thực hiện việc khiếu nại bị chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế theo quy định của pháp luật thì người thừa kế có quyền khiếu nại; người thừa kế khi khiếu nại phải xuất trình với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giấy tờ để chứng minh quyền thừa kế của mình. Người thừa kế có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.
- Trường hợp có nhiều người thừa kế thì những người đó có quyền ủy quyền cho một trong những người thừa kế hoặc luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.
Thời hạn giải quyết khiếu nại
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày; kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày; kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày; kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn; nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
Bước 1. Thụ lý, chuẩn bị nội dung xác minh khiếu nại: Thụ lý giải quyết khiếu nại; Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại; giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại.
Bước 2. Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại
- Làm việc trực tiếp với người khiếu nại; người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại;
- Làm việc trực tiếp với người có quyền, lợi ích liên quan và người khiếu nại
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức; đơn vị; cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng;
- Tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng; Xác minh thực tế; Trưng cầu giám định; Làm việc với các bên trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại; Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại; Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
- Tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại lần 2
Bước 3. Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại và lập, quản lý hồ sơ khiếu nại.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định mới nhất năm 2021. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Việc khiếu nại có thể được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản.
Đơn khiếu nại lần hai được nộp khi:
Điều kiện đã nộp đơn yêu cầu giải quyết khiếu nại lần đầu mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết.
Căn cứ Điều 6 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP, khi nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại. Tuy nhiên, người đại diện cũng phải là người khiếu nại. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đại diện của mình.