Chào Luật sư, theo tôi biết chế độ hôn nhân ở Việt Nam là một vợ một chồng, tôi thấy có một số cặp đôi không có kết hôn vẫn sống với nhau, một số khác kết hôn nhưng trái pháp luật. Luật sư cho tôi hỏi So sánh giữa kết hôn trái pháp luật và chung sống như vợ chồng. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về So sánh giữa kết hôn trái pháp luật và chung sống như vợ chồng Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Kết hôn trái luật là gì? Gồm những trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình, pháp luật cấm các trường hợp sau đây:
– Kết hôn giả tạo.
– Tảo hôn, cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn.
– Người đang có vợ, chồng mà kết hôn/chung sống với người khác như vợ chồng.
– Những người có các mối quan hệ sau đây mà kết hôn với nhau: Cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời, cha mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng…
– Yêu sách của cải trong kết hôn.
Đồng thời, về điều kiện kết hôn, Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ, điều kiện là nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; nam, nữ tự nguyện kết hôn với nhau; hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự…
Do đó, nếu các trường hợp vi phạm các quy định nêu trên hoặc thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn thì sẽ bị coi là kết hôn trái hôn.
Đặc biệt, khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định:
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, nếu thuộc các trường hợp sau đây thì việc kết hôn sẽ bị coi là trái pháp luật: Kết hôn vi phạm về tuổi; sự tự nguyện của hai bên; giữa người mất năng lực hành vi dân sự; thuộc trường hợp bị cấm và giữa những người cùng giới tính.
Khi nào kết hôn trái luật vẫn được công nhận vợ chồng?
Căn cứ quy định nêu trên, việc công nhận quan hệ vợ chồng khi kết hôn trái luật được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:
Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.
Như vậy, có thể thấy, khi Tòa án giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái luật, nếu nam, nữ có đủ điều kiện sau đây thì vẫn được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó:
– Cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định.
– Hai bên kết hôn yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân.
Cụ thể như sau:
Kết hôn vi phạm về tuổi
Theo quy định điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình, điều kiện về tuổi để nam, nữ được đăng ký kết hôn là:
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
Trong đó, việc xác định “đủ” căn cứ theo ngày, tháng, năm sinh. Ví dụ, người nữ sinh ngày 10/01/1997 thì đến ngày 10/01/2015 người nữ sẽ được tính là đủ 18 tuổi.
Như vậy, nếu nam, nữ kết hôn khi chưa đủ các điều kiện về tuổi thì được xác định là kết hôn trái luật và tại thời điểm Tòa án giải quyết việc hủy kết hôn trái luật mà nam, nữ đã đủ tuổi, cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì nam, nữ này vẫn được công nhận là vợ, chồng hợp pháp.
Lừa dối, cưỡng ép… kết hôn
Trường hợp này, điểm d.2 khoản d Điều 2 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn sau khi bị ép buộc, lừa dối hoặc cưỡng ép mà bên bị ép buộc, lừa dối, cưỡng ép đã biết, thông cảm và tiếp tục chung sống hòa thuận thì không hủy việc kết hôn trái luật này.
Do đó, trong trường hợp này, dù kết hôn trái luật nhưng thì vẫn không bị hủy quan hệ hôn nhân và vẫn được công nhận là vợ chồng hợp pháp nếu đáp ứng điều kiện nêu trên.
Kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự
Theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự, khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì khi nhận được yêu cầu, Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ việc tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, với tường hợp này, nếu người bị mất năng lực hành vi dân sự được Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ đáp ứng điều kiện kết hôn tại Luật Hôn nhân và Gia đình nên sẽ vẫn được công nhận là vợ chồng khi đáp ứng đủ điều kiện kết hôn.
Nói tóm lại, khi nam, nữ vi phạm các điều kiện kết hôn về độ tuổi, về sự tự nguyện và với người mất năng lực hành vi dân sự thì tại thời điểm Tòa án giải quyết hủy kết hôn trái luật nếu đáp ứng đủ điều kiện kết hôn thì vẫn có thể được công nhận là vợ chồng.
Nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có được coi là hợp pháp không?
Quy định tại Khoản 1, Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về đăng kí kết hôn:
– Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
=> Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý.
Các trường hợp cần xem xét
Việc sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được chia ra các trường hợp sau:
Trường hợp này pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Tại khoản 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:
“Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân và gia đinh 1986 có hiệu lực) mà chưa có đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, tòa án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung”.
=> Trường hợp này pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng mặc dù không đăng ký kết hôn
Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001
Trường hợp này, nếu có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật thì phải đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm và cần chú ý như sau:
+ Kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 nếu chưa đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng
+ Kể từ sau ngày 01/01/2003 mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng
+ Kể từ sau ngày 01/01/2003 mới đăng ký kết hôn quan hệ vợ chồng chỉ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn.
Đối với trường hợp nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Theo quy định tại Điều 131 Luật Hôn nhân gia đình 2014: “Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”.
Bởi vậy, việc chung sống với nhau như vợ chồng trước 01/01/2015 được áp dụng pháp luật của thời điểm hai người chung sống với nhau.
Khi đó, nếu nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ 03/01/1987 đến trước 01/01/2001 thì phải có nghĩa vụ đăng ký kết hôn. Thời hạn tối đa đến ngày 01/01/2003. Sau 01/01/2003 mà vẫn không đăng ký thì không được công nhận là vợ chồng.
Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
– Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
– Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tai Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
So sánh giữa kết hôn trái pháp luật và chung sống như vợ chồng
Điểm giống: Đều là việc nam, nữ sống với nhau như vợ chồng bình thường
Điểm khác:
- Kết hôn trái luật: Kết hôn khi không đủ điều kiện kết hôn
- Sống chung như vợ chồng: chỉ sinh sống với nhau và không có pháp luật ràng buộc
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “So sánh giữa kết hôn trái pháp luật và chung sống như vợ chồng“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; Đổi tên căn cước công dân,… xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833.102.102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ khắc dấu công ty nhanh chóng giá rẻ
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng đất
- Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ
Câu hỏi thường gặp
Nguyên tắc một vợ một chồng là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình. Điều 36 Hiến pháp 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”. Nguyên tắc này đảm bảo cho sự hạnh phúc của gia đình, sự bền vững của hôn nhân và phù hợp với sự tiến bộ của xã hội.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được cụ thể hóa trong quy định về các trường hợp cấm trong chế độ hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.
Như vậy có thể khẳng định rằng pháp luật hiện nay không cho phép lấy hai vợ. Việc lấy vợ thứ hai là vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng và vi phạm điều cấm của luật.
Trường hợp thứ nhất: trường hợp kết hôn trước khi Luật hôn nhân gia đình năm 1959 có hiệu lực (trước ngày 13/01/1960). Theo Luật này, những trường hợp kết hôn từ ngày 13/01/1960 mà vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng thì được coi là không hợp pháp. Có thể suy ra rằng những quan hệ hôn nhân được xác lập trước khi Luật này có hiệu lực, dù có nhiều vợ, nhiều chồng thì vẫn không vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng và được coi là hợp pháp. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh nên Luật này chỉ có hiệu lực đối với miền Bắc. Ngoài ra, do tồn tại lịch sử, các quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/01/1959 vẫn được coi là hợp pháp.
Đối với miền Nam, theo Nghị quyết 76/CP năm 1977 thì Luật hôn nhân gia đình năm 1959 được áp dụng từ ngày 25/3/1977. Tương tự như phân tích trên đối với miền Bắc, các quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng được xác lập trước ngày 25/3/1977 vẫn được công nhận là hợp pháp.
Trường hợp thứ hai: trường hợp bộ đội, cán bộ có vợ, có chồng ở miền Nam tập kết ra miền Bắc, lấy vợ, chồng khác. Theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/2/1978 của Tòa án nhân dân tối cao thì nay nếu người vợ hoặc người chồng ở miền Nam vẫn không có quan hệ hôn nhân mới và muốn duy trì quan hệ hôn nhân trước đây thì công nhận cả hôn nhân mới và hôn nhân trước đây.
Tại điểm d khoản 1 điều 8 Luật hôn nhân và gia đình: “Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”. Tại điểm c khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”. Theo đó, trường hợp có hai vợ nhưng không được pháp luật công nhận thì sẽ xử lý như sau:
Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Những người có yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định của pháp luật bao gồm:
Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
Hội liên hiệp phụ nữ.
Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.