Xin chào luật sư. Hôm trước mẹ nuôi của chồng tôi mất nên tôi xin công ty nghỉ mấy hôm để đến lo tang sự cho gia đình. Công ty cũng đã dồng ý cho tôi nghỉ 3 hôm. Ngày tôi nghỉ là trùng với thứ 7, chủ nhật là ngày được nghỉ của công ty. Vậy cho hỏi tôi có được nghỉ bù những ngày rơi vào ngày nghỉ này không. Và trong những ngày nghỉ phép tang trên thì tôi có được tính lương hay là nghỉ không hưởng lương? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Với truyền thống văn hoá của người Việt Nam nặng nghĩa tình thì khi gia đình có tang sự, người lao động sẽ thường xin nghỉ ở nhà để lo việc riêng. Pháp luật cũng tao điều kiện cho người lao động khi cho phép họ được nghỉ vào những ngày này. Tuỳ từng trường hợp mà người lao động sẽ được hưởng lương hoặc không trong những ngày nghỉ. Vậy cụ thể các quy định của pháp luật về việc nghỉ khi có tang của người lao động như thế nào? Khi nghỉ trùng ngày nghỉ, ngày lễ thì có được nghỉ bù hay không? Số ngày được nghỉ và tiền lương tính trong những ngày nghỉ này như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc này cũng như câu hỏi của bạn đọc bên trên, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Quy định nghỉ khi có tang mới nhất hiện nay“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Quy định nghỉ khi có tang như thế nào?
Người lao động được nghỉ khi những người nào mất?
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 115 và Khoản 2 Bộ luật lao động 2019 quy định:
“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.“
Theo quy định trên thì người lao động được tạo điều kiện cho nghỉ phép tang trong những ngày người thân của họ mất. Cụ thể những người thân của người lao động được xác định bao gồm:
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột
Người lao động được nghỉ phép tang bao nhiêu ngày?
Khi người thân mất, người lao động được nghỉ để lo việc riêng gia đình. Đây thuộc trường hợp nghỉ việc riêng của người lao động. Như vậy, căn cứ theo quy định trên khi người thân mất thì người lao động sẽ được nghỉ như sau:
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
– Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết : 1 ngày
Trường hợp người lao động muốn nghỉ hơn số ngày quy định thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ thêm không hưởng lương. Số ngày được nghỉ thêm sẽ tùy theo sự thỏa thuận của các bên.
Nghỉ có tang người lao động có được hưởng lương không?
Theo Khoản 1, 2 Điều 115 Bộ luật lao động 2019 thì khi người lao động nghỉ phép tang tùy từng trường hợp sẽ được nghỉ hưởng hương hoặc không hưởng lương. Theo đó:
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết người lao động được nghỉ 03 ngày hưởng nguyên lương.
Còn những trường hợp những người thân khác mất hoặc nghỉ nhiều hơn 3 ngày trong trường hợp những đối tượng trên mất thì người lao động sẽ nghỉ không được hưởng lương.
Tuy nhiên, người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tính những ngày nghỉ ngày được tính vào ngày nghỉ hàng năm để hưởng lương.
Cụ thể nghỉ hằng năm là một trong những chế độ nghỉ ngơi của người lao động, trong trường hợp người lao động đáp ứng được điều kiện về thời gian làm việc cho một người sử dụng lao động thường xuyên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả chế độ nghỉ phép hằng năm.
Tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động cụ thể như sau:
– Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
– Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
– Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Theo quy định trên thì trường hợp nghỉ không hưởng lương cũng được tính vào nghỉ phép năm. Theo đó nếu bạn muốn nghỉ mà vẫn được hưởng lương ngoài các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động thì phải thỏa thuận và được sự cho phép của người sử dụng lao động.
Khi được sự chấp thuận của người sử dụng lao động, thì số ngày nghỉ thỏa thuận này sẽ được tính vào ngày nghỉ phép năm, và được hưởng lương những ngày này. Tuy nhiên để được hưởng lương bạn phải thỏa thuận trước với người sử dụng lao động để tính những ngày này vào ngày nghỉ phép năm để tính lương.
Không cho người lao động nghỉ phép tang, người sử dụng lao động có bị phạt?
Theo quy định Bộ luật lao động 2019 thì người lao động có quyền nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương và người sử dụng lao động phải cho phép.
Nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt theo quy định.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
“a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;
b) Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định;
c) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.”
Do đó nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Tuy nhiên với trường hợp người lao động muốn nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận, người sử dụng lao động được quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
Nghỉ phép tang trùng ngày cuối tuần, ngày lễ thì tính thế nào?
Như đã đề cập ở trên, người lao động sẽ được nghỉ phép 3 ngày (hưởng nguyên lương) hoặc 1 ngày (không hưởng lương) khi gia đình có tang.
Trong trường hợp ngày nghỉ phép tang rơi vào cuối tuần, thứ bảy và chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ, đây là những ngày nghỉ đương nhiên nhưng theo quy định cuả pháp luật hiện hành thì không có quy định về việc cho nghỉ bù đối với trường hợp nghỉ việc riêng khi trùng vào ngày nghỉ hàng tuần.
Do đó người lao động sẽ không được nghỉ bù vào những ngày kế tiếp mà sẽ chỉ vẫn được tính nghỉ hưởng lương hoặc không hưởng lương theo như quy định ở trên.
Nghỉ phép tang không thông báo thì có được hưởng lương?
Theo quy định về việc nghỉ việc riêng do người thân gia đình mất dù nghỉ hưởng lương hay không hưởng lương thì người lao động đều phải có nghĩa vụ thông báo với người sử dụng lao động về việc nghỉ này.
Tuy nhiên cũng không có quy định nào về việc nếu không thông báo thì có được tính lương trong trường hợp nghỉ hưởng lương hay không. Trên thực tế với một số trường hợp do quá đau buồn nên không để ý đến việc thông báo cho người sử dụng lao động, người sử dụng lao động sẽ thông cảm và bỏ qua cho họ.
Nhưng nếu nghỉ nhiều hơn số ngày quy định quá nhiều mà không thông báo thì có thể bị xem xét xử lý kỷ luật theo nội quy lao động và nặng nhất có thể dẫn đến việc bị sa thải. Bộ luật lao động 2019 quy định về hình thức kỷ luật sa thải như sau:
Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.“
Vì vậy tốt nhất bạn nên thông báo với người sử dụng lao động khi có người thân trong gia đình mất để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Quy định nghỉ khi có tang mới nhất hiện nay”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang có ý định mua đất nhưng sợ rằng có thể đất thuộc quy hoạch nên muốn tìm cách tra cứu quy hoạch xây dựng, hoặc để được tư vấn về các vấn đề pháp lý khác; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động 2019 có quy định về nghỉ việc riêng của người lao động như sau:
“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.”
Theo đó khi mẹ nuôi của chồng bạn mất thì bạn cũng vẫn sẽ được nghỉ 3 ngày như với trường hợp bố mẹ đẻ của bạn và chồng bạn. Những ngày này bạn vẫn được hưởng nguyên lương dù không đi làm.
Theo Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định về chế độ nghỉ hàng năm của người lao động như sau:
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Theo quy định trên thì việc tính số ngày nghỉ phép hằng năm sẽ tính dựa trên số tháng làm việc của người lao động. Bạn làm việc trên 2 năm thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ là: 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Theo quy định pháp luật khi bố/ mẹ chồng mất thì người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương và có nghĩa vụ phải thông báo cho người lao động. Tuy nhiên luật chỉ quy định về việc thông báo nên bạn có rất nhiều cách để thực hiện việc thông báo này có thể qua email, gọi điện, nhắn tin,….Do đó bạn sẽ không cần viết đơn xin nghỉ phép trừ trường hợp nội quy công ty có quy định. Với trường hợp này thì bạn có thể thông báo trước cho người sử dụng lao động và sau đó nếu để chặt chẽ hơn thì có thể bổ sung đơn xin nghỉ phép sau khi đi làm lại.